Tâm sự

Tâm sự

samedi 31 mars 2012

Rau muống - Liseron d'eau

Liseron d’eau
Rau muống
Ipomea aquatica Forssk.
Convolvulaceae
Đại cương :
Rau muống Ipomoea aquatica, là một loài thực vật bán thủy sinh, cây trồng có lá và thân dùng ăn như rau xanh.
Rau muống được tìm thấy trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, thậm chí người ta cũng không biết nguồn gốc rau muống từ đâu đến.
Cây này được biết với tên tiếng Anh như épinard d’eau, liseron d’eau, hoặc với tên rất mơ hồ là « épinards chinois »….và Việt Nam tên gọi là Rau muống, cũng như người ta biết dưới những tên như Thái Lan phak bonde, trokuon tiếng khmer và tên kangkung tên gọi tiếng Mả Lai và Nam Dương.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ bò trên đất ẩm hay mặt nước, có thân dài ở trường hợp rau muống nước có thể đạt đến 2 – 3 m hay hơn, có rể bất định ở mắt, lóng bộng, nên có thể nổi trên mặt nước, không lông, mủ trắng.
hình tam giác hay đầu tên, không lông, 5 đến 15 chiều dài và 2 đến 8 cm rộng, có cuống dài. Phát hoa ở nách lá, mang ít hoa thường trắng với trung tâm hơi tím tím, hoa có dạng cái kèn loa, 3 đến 5 cm đường kính, lá đài bằng nhau, tiểu nhụy 5 không bằng nhau gắn trên ống vành.
Nang tròn to khoảng 8 – 9 mm, hột 4 có lông hoe.
Bộ phận sử dụng :
Thân và lá
Thành phận hóa học và dược chất :
Cây rau muống rẩy rau muống trồng trên líp cũng như rau muống nước tức rau muống mọc ở đầm ao hay rạch của họ convolvulaceae rất giàu :
- chất đạm protéine 20 – 28 % / MS (trọng lượng khô),
- nhưng ít chất xơ khoảng 10 – 14% / MS (matière sèche hay trọng lượng khô).
Tuy nhiên, rau muống có nguồn chất đạm và chất xanh ( chlorophylle ) gồm :
- chất sắt Fe,
- chất vitamines,
- chất calcium Ca.( 1,0 đến 1,3 % MS ).
● Chất dinh dưởng :
Lá non hay đọt rau muống non được ăn sống như salade, hay hấp, luộc hay xào ….
Người ta có thể biến chế thành dưa chua là một nguồn tốt của :
- chất sắt,
- calcium Ca,
- vitamine B và C ,
- và những acides amines.
● Sự dinh dưởng :
Mặc dù trên thực tế rau muống ít cần được chăm sóc, rau muống là một cây mà sự dinh dưởng có với một mức rất cao.
Giá trị dinh dưởng bởi một khẩu phần 100 g
- năng lượng 30 kcal
- chất đạm protéines, 2,7 g
- calcium, 60 mg
- chất sắt fer, 2,5 mg
- potassium,
- sinh tố vitamines
- vita C, 45 mg.
- vita A, 2,9 mg
Thêm vào giá trị thực phẩm :
- vitamine B.
Đặc tính trị liệu :
Rau muống được xem như :
- có hiệu quả tẩy xổ,
- trục giun sán,
- chống lại bệnh tiểu đường.
Theo y học dân gían :
- Rau muống là thuốc nhuận trường nhẹ.
Loại rau muống có hoa tím được dùng cho bệnh tiểu đường, lý do thiết tưởng như là có chứa chất insulin-like trong cây.
- Dung dịch ép của rau muống dùng để ngăn chận sự nôn mữa.
- Chất mủ trắng xấy khô là thuốc tẩy xổ.
Thuốc dán điều chế từ chồi ngọn rau muống được sử dụng :
- chữa bệnh trứng tóc sài đầu teigne.
Trong y học cổ truyền Ayurvéda, dung dịch trích từ lá được dùng để chữa bệnh :
- suy nhược,
- vàng da,
- và thần kinh..
Trong Tích Lan, dùng để chữa :
- bệnh về gan,
- những vấn đề về mắt,
- và táo bón.
Những nghiên cứu :
► Hạ đường máu / chống bệnh tiểu đường :
- Các nghiên cứu cho thấy dung dịch trích đun sôi của rau muống để thí nghiệm, có hiệu quả hạ đường huyết, uống tốt cho sức khỏe của những con chuột đực Wistar, sau một thử thách của đường glucose.
- Một dung dịch trích trong nước lá xanh rau muống cũng có hiệu quả như thuốc hypoglycémiants, uống vào giảm mức lượng đường trong máu chuột Wistar.
- Hiệu quả ức chế của dung dịch trích trên sự hấp thu đường glucose giúp cho chuột súc rửa đường ruột.
- Nghiên cứu cho thấy hiệu quả ức chế đáng kể sự hấp thu glucose. Hơn nữa, những kết quả gợi từ sự hấp thu đường glucose không phải là do gia tốc vận chuyển đường ruột.
- Nghiên cứu, sự tiêu thụ rau muống cắt nhỏ, tươi, phần ăn được, trong một tuần, có hiệu quả giảm tĩ lượng đường trong máu (à jeun, bụng đói buổi sáng ) cảm ứng bởi streptozotocine ở những con chuột bị tiểu đường.   
Chống sự oxy hóa / chống sự tăng sinh :
Chống oxy hóa và những hoạt động chống sự tăng sinh của rau muống Ipomoea aquatica.
Thành phần : nghiên cứu cho thấy dung dịch trích từ thân rau muống hoạt động mạnh chống sự tăng sinh. Dung dịch trích trong éthanol của những thân có nhiều thành phần phénolique toàn phần hơn.
Dung dịch trích trong éthanol của lá nhiều lượng flavonoïdes hơn.
► Lợi tiểu :
Nghiên cứu trên hoạt động lợi tiểu của dung dịch trích trong éthanol của rau muống trên chuột Albinos Suisses cho thấy rằng có hiệu quả tốt. Trong tất cả trường hợp, điện giải nước tiểu bài tiết và gia tăng lượng nước tiểu hơn so với những thuốc lợi tiểu tiêu chuẩn bình thường
► Chống oxy hóa :
Nghiên cứu một dung dịch trích trong méthanol, đã sản xuất cho ra một hợp chất (7 OBD-glucopyronosyl-dihydromquercetin-3-ADO-glucopyranoside) cho thấy hoạt đống chống oxy hóa với một giá trị CE50 đến 83 và cũng đã cho thấy những chất béo lipides hoạt động rất mạnh peroxydation-inhibitrice (peroxyde hóa ức chế) trong một hệ thống mô hình liposomes.
► Kháng vi khuẩn :
Nghiên cứu về hiệu quả kháng vi khuẩn của dung dịch trích từ lá, cho thấy lá rau muống thực hiện một số lượng lớn hoạt động chống vi khuẩn, những chủng vi trùng bệnh nhiễm (E. coli, P aeruginosa, Staphylococcus S et M luteus). 
Chống loét :
Nghiên cứu trên một mô hình ung loét gây ra bởi aspirine ở chuột, đã được tìm thấy ở rau muống có một tiềm năng chống loét, chữa loét và có thể hoạt động như một tác nhân trị liệu mạnh mẽ chống lại bệnh loét dạ dày.
Tế bào gây độc tố :
Nghiên cứu người ta phân lập một hợp chất có hoạt tính sinh học được tinh chế từ lá rau muống : 7-OBD-glucopyranosyl-dihydroquercetin-3-ADO-glucopyranoside .
Kết quả cho thấy khả năng gây độc đối với các dòng tế bào ung thư thử nghiệm.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Đây là một sự lo ngại, khi người ta ăn sống rau muống có thể chuyển mang vào cơ thể con ký sinh Fasciolopsis Buski, một loại ký sinh trong ruột douve parasite cho người và những loài heo.

Nguyễn thanh Vân

jeudi 29 mars 2012

Cây Bã đậu - Sandbox tree - Bombardier

Bombardier - Sandbox tree
Cây Bã đậu
Hura crepitans L.
Hura brasiliensis Wild
Euphorbiaceae
Đại cương :
Hura crepitans (đồng nghĩa Hura brasiliensis Wild. ), tên gọi cây Sandbox, hay cây Bã đậu, là một cây có lá không rụng trong họ Euphorbiaceae, có nguồn gốc vùng nhiệt đới nóng Bắc Mỹ và Nam Mỹ trong rừng amazon. Cây bã đậu được biết nhiều nhờ đặc tính thân có gai đen, nhọn và láng với vỏ màu nâu. Trong rừng những gai nhọn này được gọi « khỉ không leo ».
Độc tính của cây mã đậu tác dụng lên loài cá, vì thế cho nên được sử dụng thể bắt cá, sau này nghiên cứu cho thấy chất mũ có hiệu quả m ngủ và để điều trị rắn cắn. Tuy nhiên một số động vật như chim (điển hình con két perroquets ) cũng như một số loài khỉ dùng trái hạt là thức ăn, đặc biệt là những trái hạt chín.
Trái khi ăn phài nấu chín, nhưng người ta cho rằng vẫn có thể gặp nguy hiểm bởi sự hiện diện bởi một chất mũ trắng có đặc tính tẩy xổ rất mạnh như cây Euphorbia hélioscopia.
Trái Bã đậu hình dạng trông giống như trái bí nhỏ, bao quanh bởi những thùy bên trong chứa những hạt. Những hạt có dạng hình đĩa được kẹp giữa 2 mảnh cong cứng ngấm chất lignin. Những hạt có cơ cấu này, tồn tại cho đến khi bắt đầu mùa mưa, lần đầu tiếp xúc với nước, các mảnh này vở ra kèm theo tiếng kêu đặc biệt mà từ đó ta xác điịnh hạt được phát tán trong một chu vi rộng xa.
Thân cây Bã đậu được bao phủ bởi nhiều gai, đây có thể là đặc tính cùa sự tiến hóa thích ứng với môi trường và sự sinh tồn, ngăn ngừa một số động vật trèo leo lên thân cây để tiêu thụ trái.
Gổ nặng, nhỏ gọn, rể cạn, lan rộng đây là đặc tính của hầu hết những loài liên nhiệt đới intertropicales.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Thân mộc, cây bã đậu có thể đạt đến 40-60 m  cao, nhũ dịch trắng và nhiều. Bao bởi nhiều gai nhọn, láng.
đơn lớn hình xoan hay hình tim, đáy rộng, đầu có mũi dài, không lông, cuống dài bằng phiến.
Phát hoa đơn phái đồng chu, tức hoa đực và hoa cái cùng trên một cây.
Hoa đực, hình nón, chùy khoảng 1,5 - 2 cm, phần lớn có màu đỏ đậm, hoa trần, không cánh, cuống dài 7 - 10 cm, thường thường với hoa cái đơn độc, cuống nhỏ 2 mm, đài hoa hình ống 2 - 3 mm, các nhụy đực bám vào trục 4 - 12 mm, nhiều tầng, dài nhất ở gốc, bao phấn 2 - 3 vòng.
Hoa cái, cô độc, cuống nhỏ 10-17 mm, sau khi hoa nở lên đến 6 cm, đài hoa cắt ngang 4 - 6 mm, bao quanh buồng trứng, vòi nhụy là cột thẳng 2-5 cm, đĩa nuốm màu tím sậm 1,5-2,5 cm đường kính, hình chiếc dù, với bầu noản 11 - 14 buồng trải rộng tròn ra.
Quả có cuống, độc lập, 6 cm, quả dẹt 3-5 x 8-9 cm đường kính, trở thành màu nâu đỏ, cong lõm ở đỉnh và ở đáy. Nang đen khi rơi đụng đất sẽ nổ mạnh phát tán hạt đi xa. Ngoại quả bì tróc khỏi trung quả bì của mảnh.
Hột tròn dẹp ( như đồng tiền ), 2 cm đường kính, màu ngà.
Bộ phận sử dụng :
Mũ trắng latex
Thành phận hóa học và dược chất :
- stérols,
- triterpènes
- Huratoxine
Cây và trái bã đậu chứa những hạt được mở ra và phóng thích, trong hạt chứa những chất như :
- dùng tẩy xổ purgative,
- acide gallique,
- một toxialbumine
- những tanins.
Trong toàn cây đều có chứa những hoạt chất độc và ăn da :
- crépitine có phytohemagglutinin
Từ nước ép của trái bã đậu, người ta thu được có thể :
- một lipoglykoprotein
- haemagglutinating
có đặc tính độc hại.
Phẩm chất dinh dưởng của cây bã đậu :
Chất chống dinh dưởng antinutriments : ( Yếu tố chống dinh dưởng là những hợp chất tự nhiên hay tổng hợp can thiệp vào sự hấp thu những chất dinh dưởng.
Những nghiên cứu về dinh dưởng tập trung chủ yếu vào những yếu tố chống dinh dưởng thường được tìm thấy trong nguồn thực phẩm và thức uống.
Những chất dinh dưởng với lượng lớn macronutriments được dùng làm vật liệu phân tích sinh học như là những chất tiêu dùng trong thành phần chính của con người. Những thành phần dinh dưởng lớn có thể khác nhau, nhưng thường bao gồm :
- nước,
- đường glucides,
- chất đạm proteine,
- chất xơ trong thức ăn,
- acides béo,
- tro,
- vitamines,
- muối khoáng trong thức ăn ,
- alcool .
- muối khoáng,
- và phân tích acid amin của các hạt giống cây bã đậu (Hura crepitans) đã được thực hiện.
● Những kết quả cho ta thấy hạt bã đậu Hura crépitans chứa chất :
- alcaloïde (5,0 + / - 0,2 mg/100 g),
- tanins (5,0 + / - 0,3 mg/100 g),
- phytates (53,0 + / - 6,0 mg/100 g) ,
- glycoside cardiaque (1890.0 + / - 1,5 mg/100 g),
- và chất saponine (2,2 + / - 0,1 mg/100 g).
 Rất giàu :
- protéines thô (25,16 + / - 0,22%),
- dầu thô (51,43 + / - 0,22%),
- và chứa năng lượng (2,621.891 + / - 6.357 kJ pour 100 g ).
Những muối khoáng :
- 1,85 ppm, 3,4 ppm de K Na,
- 0,088 ppm de Ca,
- và những vết Mg, Fe, et Zn.
● Những kết quả phân tích tinh dầu bã đậu có chứa :
- acide oléique 20,12%,
- tiếp theo chất acide stéarique (3,0%),
- trong khi acide linoléique hiện diện ở mức thấp (0,03%) trong số những acides khác.
● Dầu bã đậu có chiếc xuất :
- xà phòng hóa cao (127,16 + / - 0,18 mg / g)
- và yếu ở chiết xuất acide (3,56 + / - 0,16 mg / g).
● Những kết quả thấy rằng trọng lượng phân tử trung bình của glycérides cao hơn trong dầu như là phản ảnh chiết xuất :
- (123,6 + / - 0,73 mg / g).
Chiết xuất iode của dầu bã đậu Hura được tìm thấy 65,62 + / - 0,73%.
Một chiết xuất peroxyde yếu (6,6 + / - 0,2 mg / g) đã được quan sát trong dầu bã đậu Hura .
● Những thành phần vitamines :
- 328,1 UI de vitamine A/100 g,
- 0,398 mg de vitamine E/100 g,
- và 0,26 mg de vitamine K/100 g.
● Những kết quả cũng cho thấy hạt bã đậu:
- rất giàu glutamate (14,41 g/100 g de protéine)
- và nghèo cystéine (0,78 g/100 g de protéine).
● Trong số các acides amines thiết yếu :
- arginine có giá trị cao : (5,97 g/100 g de protéine).
- tiếp theo là leucine, à 4,16 g/100 g de protéine.
Vì vậy hạt bã đậu là một hạt mà số lượng dinh dưởng đầy hứa hẹn cho những nghiên cứu .
Đặc tính trị liệu :
Cây bã đậu xuất phát từ vùng nhiệt đới Mỹ và từ lâu được sử dụng để :
- lợi tiểu diurétique,
- và tẩy xổ purgative.
Đẻ thực hiện đơn thuốc, mủ trắng bã đậu và vỏ phải trải qua nhiều giai đoạn chữa trị và qua những giai đoạn pha loãng liên tục.
Điều quan trọng cần lưu ý là mủ cây bã đậu rất độc hại nếu sử dụng phải theo thực hiện toàn bộ công thức với sự cho phép của cơ quan y tế.
Chủ trị môn chữa trị hậu môn trực tràng :

Trong môn chuyên trị hậu môn và trực tràng, bã đậu được chĩ định chủ trị trong các trường hợp :
- viêm và kích ứng ở hậu môn và những bộ phận phụ thuộc.
- thông thường, sự viêm sưng tiếp theo táo bón thường xuyên, nhưng có thể gây ra bởi tiêu chảy xen kẻ với táo bón.
Trong cả 2 trường hợp, có sự viêm nhiễm quan trọng kèm theo kích ứng ở hậu môn.
Thông thường, những bệnh không gây đau nhưng lại gây ra một vài điểm yếu tiếp theo một cảm giác co thắt ở vùng hậu môn. Những ký sinh trùng trong ruột có thể dẫn đến những rối loạn ở lãnh vực hậu môn và trực tràng ( proctologie )
Chủ trị môn chữa trị bệnh ngoài da :

Ở những bệnh ngoài da, bã đậu Hura crépitans được đề nghị ở những người bị những túi mụn nước, chủ yếu khi chúng bị căn ra đau nhức. Thông thường, khi người ta làm ép nhẹ lên những túi, nó bị nổ vỡ phun chất chứa ra ngoài.
Những túi chủ yếu nằm ở phần xương nhô ra như trên lông mài, xương gò má. Bã đậu Hura brasiliens cũng được chĩ định chủ trị trong trường hợp khó chịu khi bệnh nhân bị ngứa, đau cứng. Những sự kiện xảy ra này dẫn đến xáo trộn giấc ngủ.
Liều lượng trường hợp rối loạn về hậu môn trực tràng :

● Mủ bã đậu ăn da rất là nguy hiểm cho da và cho bắp cơ.
● Bụi mạt cưa của gổ bã đậu làm đau ngứa mắt và đường hô hấp.
● Dung dịch trích từ bã đậu khô được dùng để tẩy xổ.
● Lá bã đậu ngâm trong dầu được sử dụng chống lại bệnh thấp khớp rhumatisme.
Mủ trắng bã đậu có chứa chất độc, nên các bộ lạc da đỏ ở Mỹ sử dụng nó như là một chất độc để bắt cá, phương pháp bắt cá cổ truyền dùng thực vật để thuốc cá.
Bã đậu cũng được dùng để chữa trị rắn cắn.
Chủ trị :
- bệnh thấp khớp,
- kích ứng và nổi mục mụn nước ở hậu môn hay vùng chung quanh hậu môn với sự nhiễm trực tràng.
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Dùng 2 hay 3 hạt bã đậu, gây ra những rối loạn tiêu hóa.
Trong trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, sẽ xuất hiện những hiệu quả như :
- tim đập mạnh tachycardie,
- rối loạn tầm nhìn, lú lẫn, co giật có đưa đến tử vong.
Mủ bã đậu ăn da nguy hiểm cho da.
Hạt bã đậu có độc tính cao có thể đưa đến tử vong.  
Hiệu quả :
Tác dụng hóa học của mủ ăn da. Khi dính vào mắt, có thể gây thiệt hại cho giác mạc mắt hoặc thậm chí mất tầm nhìn. Cũng nhiễm độc khi ăn vào.
Các bộ phận của cây cũng rất độc cho cá và côn trùng và do dó mà người ta sử dụng để thuốc cá.
Các biện pháp :
Rửa da thật sạch khi chạm vào, dùng các thuốc mỡ có corticosteroid. Nếu dính vào mắt lập tức rửa mắt với nhiều nước, và nhờ chuyên gia y học chữa trị.

Nguyễn thanh Vân

lundi 26 mars 2012

Cây Mít - Jack fruit

JACK FRUIT
Cây Mít
Artocarpus heterophyllus Lam.
Moraceae
Đại cương :
Cây mít, tên gọi jacquier hay jaquier, Artocarpus hétérophyllus là một cây thuộc họ Moraceae, có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh, được trồng và lan rộng phần lớn các vùng nhiệt đới, đặc biệt là trồng để lấy trái ăn được. Đây là loài gần với « cây bánh mì Artocarpus altilis » mà người ta không nên nhầm lẫn.
Cây mít được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, Brésil và Haiti.
Mít có nguồn gốc nảy sanh trong rừng nhiệt đới  phía Tây Ghats ở Ấn Độ. Chúng được mang đi trồng ở những vùng khác của Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Ấn, Phi luật Tân, Brasil và Surinam. Việt Nam được trồng rất nhiều ở miền nam Việt Nam.
Mít được biết đến dưới nhiều tên như kanthal ở Bengali, tiếng phạn gọi panasa, tiếng Hindi gọi katahal, tamoul gọi pala và tên gọi chakka ở Malayalam.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ấn Độ
Mô tả thực vật :
Đại mộc, có thể rất to, vỏ ít nứt, mủ trắng, là một cây trồng có trái lớn trên thế giới, là một loại cây trồng có họ của cây dâu Moraceae, khoảng 20 m cao,
không lông, lá đơn, không rụng,  ở thân trẻ lá có thùy, lá bẹ dài 2-3 cm.
Phát hoa : hoa đực gọi là dái đực, đài hoa hình ống, màu vàng vàng, dài 3 – 6 cm, hoa với 1 – 2 tiểu hụy trong, dài, nhỏ.
Hoa cái gọi là dái cái trên cọng to, đơm trên thân, noản 1 phòng .
Trái : là « hợp giả quả », rất to dài 40 – 60 cm và 20-50 cm ngang, nặng đôi khi đạt tới 30 kg, có gai, vàng vàng, đài đồng trưởng mập, vàng thơm, ngọt, nở rộ vào khoảng tháng 6 và tháng 7.
Bên trong, quả bì mỏng bao quanh hột, có 2 tử diệp không bằng nhau, không có phôi nhủ gọi là múi mít, loại quả lép thứ 2 gọi là xơ mít, màu trắng nhạt hay vàng nhạt.
Có nhiều loài trái nhỏ mọc thòng đến mặt đất, loài mít tố nữ Artocarpus interger Spreng
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân, lá, trái và rể.
Thành phận hóa học và dược chất :
► Nghiên cứu những flavonoïdes được phân lập bao gồm :
- cyclomorusin,
- cycloartomunin,
- artomunoxanthone,
- artocarpanone A,
- dihydrocycloartomunin,
- dihydroisocycloartomunin,
- cudraflavone A,
- cyclocommunin,
- artomunoxanthone,
- cycloheterohyllin,
- artonin A,
- artonin-B,
- artocarpanone,
- heteroflavanones A, B và C
- Tất cả trans-lutein ( 24-44% ),
- Tất cả các trans-beta-carotène ( 24-30% ),
- Tất cả các trans-neoxanthin ( 4-19% ),
- 9-cis-violaxanthine (4-10%)
Cây mít jacquier chứa :
- morin
- và một chất tinh thể cristallin,
- cyanomaclurin. Chất cyanomaclurin được ghi nhận có chứa một nhóm phoroglucinol và có thể là đồng phân với catéchines.
Những sản phẩm phân tích hóa học thu được như sau :
- độ ẩm 28,50%,
- những đường (saccharose, fructose, glucose) 5,48%,
- dầu cố định 6,64%,
- tinh dầu nguyên chất 0,15%,
- trích chất khác 22,39%,
- chất đạm protéine 18,85%,
- chất cellulose 14,47%,
- vật liệu vô cơ inorganique 3,52%.
- Múi nạt của trái chứa vitamine C.
- là nguồn tốt chất caroténoïdes tiền vitamine A
Trong số những thành phần tinh dầu nguyên chất, chất pipéronal đã được ghi nhận.
Nghiên cứu cho thấy có những chất mới như :
- flavonone mới,
- prenylfalvone mới,
- một hợp chất phénolique mới,
- và heterophylol flavonoïdes mới được biết đến.
Nói tóm lược :
Mít là nguồn vitamine A, C, riboflavin, niacin, thimine và folate
● Mít cũng chứa nhiều khoáng chất quan trọng như : calcium, magnésium, sắt Fe, kalium, phosphore, kẽm Zn, đồng Cu, manganèse và selénium.
● Là nguồn chất xơ, cung  cấp gần 11% các chất xơ hằng ngày.
● Các chất dinh dưởng được tìm thấy trong mít có hoạt động mạnh mẽ chống lại :
- ung thư,
- chống lão hóa,
- chống loét,
- chống đặc tính quá mẫn cảm hypersensibilités,
- và có giá trị điều trị một số bệnh.
Đặc tính trị liệu :
Sử dụng thuốc y học :
► Vỏ thân
- Vỏ được biến chế thành thuốc dán .
- Cây mít có đặc tính an thần sédative,
- Đặc tính chánh của thân là chất để phá thai. 
- Vỏ cây mít được xem như thuốc an thần sédatif
● Trong y học Ấn Độ, vỏ dùng cho:
- sốt,
- nhọt,
- vết thương,
- những bệnh thuộc về da
Gổ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất : nhạc cụ, đồ gổ, vật liệu xây cất ….
► Lõi .
● Lõi của cây mít, được các nhà sư Phật giáo Đông Nam Á dùng để tẩn liệm những nhà sư Phật giáo viên tịch, có màu nâu sáng.
► Lá
● Tro lá mít ( tươi tốt hơn ), đốt với vỏ sọ dừa, bắp và dùng riêng hay dùng trộn với dầu dừa để chữa lành :
- bệnh ung nhọt, loét abcès.
Pha trộn với giấm, mủ mít thức đẩy làm lành :
- ung nhọt
- những vết sưng rắn cắn
- và những hạch tuyến sưng.
● Lá hơ nóng riêng đắp trên những vết thương và vỏ chế biến thành cao thuốc dán.
● Các lá cuà cây mít hữu ích cho việc chữa trị :
- sốt,
- nhọt,
- và bệnh ngoài da.
- Khi bị nung nóng lại hữu ích cho những vết thương.
- Những lá mít được hâm nóng đắp lên trên vết thương.
● Để lành những vết ung mủ, loét, người ta dùng tro lá đã đốt cháy với bắp và sọ dừa noix de coco, được sử dụng riêng hoặc trộn với dầu dừa.
► Trái mít
● Trái mít chưa chín có vị chát :
- làm se astringent,
- thuốc tống hơi carminatif
- và là thuốc bổ tonique.
● Trái mít chín cho vị ngọt lịm :
- mát,
- làm dịu đở đau,
- chất dinh dưởng,
- nhuận trường,
- chất kích dục.
► Mủ trắng
● Mủ trái mít dùng để điều trị :
- viêm mắt,
-  viêm họng ,
● Mủ có thể pha với giấm để chữa trị :
- ung mủ abcès,
- rắn cắn,
- sưng hạch tuyến,
► Rể
● Rể cây mít là một đơn thuốc để chữa trị :
- những bệnh ngoài da
- bệnh suyễn
- và dung dịch trích dùng cho bệnh sốt
- và tiêu chảy.
► Múi mít
- Tại Trung Quốc, múi mít và hột mít được xem như thuốc bổ, làm mát và chất dinh dưởng.
- Trái mít tác dụng giải rượu trên hệ thống cơ thể người say rượu. 
- Mít rất giàu chất màu vàng nên được sử dụng để nhuộm y cho những nhà tu Phật giáo, được lấy từ lớp vỏ gổ đun sôi với phèn alun.
► Nạt múi mít
- Bột nhão pâtres hay nạt múi mít, lớp nạt vàng bao chung quanh hạt có mùi thơm, mát lạnh và bổ dưởng.
Những người Trung Quốc xem bột nhão pâte mít và hạt nảy mầm là :
- một thuốc bổ,
- mát,
- và là một chất dinh dưởng,
- rất hữu ích trong việc khắc phục ảnh hưởng của rượu trên hệ thống cơ quan,
► Hột
● Tinh bột của hạt mít làm :
- giảm mật
- và hột mít nướng hay rang được cho là kích thích tình dục.
Tất cả các bộ phận của cây đều có đặc tính y học :
Trong y học Trung Quốc, múi mít và hạt mít xem như là thuốc bổ và chất dinh dưởng.
( Morton, Julia F.1987. Fruits des climats chauds )
  Mít cũng là nguồn vitamine B1 và B12.
Y học dân gian của các nước :
► Nấu sắc rể ( được cắt thành mảnh nhỏ vụn trước khi đun sôi ) của cây, 3 hay 4 lần / ngày .
- sưng tuyến hạch hay bị rắn cắn. Dùng mủ trắng của cây mít.
- Khi người ta pha trộn với giấm, đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp sưng tuyến và ung mủ abcès,
- trái chín là thuốc nhuận trường, nhưng với liều lượng lớn sẽ gây nên tiêu chảy.
- Hột mít nướng hay lùi tro có đặc tính kích thích tình dục. 
- Lớp bao chung quanh hột được xem như tác dụng làm mát, bổ và là chất dinh dưởng ở Trung Quốc.
● Tại Ấn Độ, lá, vỏ cây Artocarpus heterophyllus và soài Mangifera indica, đun sôi trong nước, được dùng để tắm sau khi sanh, tác dụng trẻ hoá các bà mẹ sau khi sanh đẻ.
- Tinh bột hạt mít dùng khi đau bụng mật colique bilieuse.
● Tại Trung Quốc, hột mít rang được sử dụng để kích thích tình dục.
- Dung dịch trích từ rể dùng cho bệnh hen suyễn, sốt, tiêu chảy.
- Vỏ cây coi như thuốc an thần.
● Ở Tích Lan Sri Lanka, chất trích từ lá già dùng để chữa bệnh tiểu đường.
● Ở Trung Quốc, tinh bột hột mít cũng được hữu ích để giải rượu trong cơ thể.
● Tại Maurice, dùng chữa bệnh tiểu đường.
● Trong y học ayurvédique của Ấn Độ, dung dịch trích trong nước đun sôi của những lá già dùng để chữa trị bệnh tiểu đường.
Những hiệu quả khác :
- Gổ mít được hạn chế sử dụng và như là nguồn thuốc nhuộm vàng.
► Nghiên cứu :
● Chống viêm sưng :
Nghiên cứu những flavonoïdes được phân lập.
Phần lớn những hợp chất nêu trên, hiện diện với mức độ khác nhau của tác dụng chống viêm, hoạt động ức chế những hiệu quả do sự phát ra qua trung gian những chất hóa học từ các :
- phì đại tế bào mastocyste, là những tế bào hạt, hiện diện chủ yếu trong các mô liên kết, đặc trưng bởi sự hiện diện trong tế bào chất nhiều hạt, chứa những hóa chất trung gian như sérotonine, histamine, tryptase hay héparine. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng nó sẻ cho phản ứng dị ứng tức khắc…..
- bạch cầu trung tính neutrophiles, là thành phần của tế bào có ái lực với thuốc nhuộm trung tính, là lớp vỏ ngoài của hạt bạch cầu .
- và đại thực bào macrophages.
● Ức chế sự sinh tổng hợp chất mélanine :
Hiệu quả ức chế của Artocarpanone của Artocarpus hétérophyllus trên sự sinh tổng hợp mélanine.
Nghiên cứu cho thấy dung dịch trích có thể là một chất ức chế mạnh vào chất tyrosinase.
Người ta đả nghiên cứu phân lập Artocarpanone, chất này ức chế cả hoạt động của tyrosinase của nấm và sự sản xuất chất mélanine trong tế bào mélanome B16 và hiện diện như một tiềm năng, một phương thuốc để tăng sắc tố hyperpigmentation cho da người.
Sự liên quan cơ cấu những polyphénole prényle-substitué của Artocarpus hétérophyllus như chất ức chế sinh tổng hợp của chất mélanine trong cấy nuôi những tế bào khối u ác tính : nghiên cứu cô lập chất flavone căn bản là chất polyphénoles được tìm thấy là chất có khả năng hoạt động ức chế trong quá trình sinh tổng hợp chất mélanine trong phòng thí nghiệm trong tế bào sắc tố mélanome B16.   
● Nguồn chất caroténoïdes - tiền vitamine A :
Phân tích thành phần caroténoïdes của trái mít chín ( Artocarpus hétérophyllus ), là nguồn tốt chất tiền vitamine A nhưng không tốt bằng trái đu đủ.
● Hoạt động chống oxy hóa và hoạt động tẩy sạch :
Nghiên cứu cho thấy chất flavonoïdes prénylé với đặc tính chống oxy hóa nhiều hơn là chất không prénylé flavonoïdes.
Nghiên cứu cô lập chất prényl-flavones chất cycloheterophyllin và artonins A và B, ức chế sự perơxydation những « chất béo sắt iron-induced-lipid » gây ra và cũng cho thấy một gốc tự do hoạt động như chất nhặt sạch rác .
● Ức chế khả năng tình dục :
Nghiên cứu để tìm cách giải quyết những mâu thuẩn trên hột nướng của Artocarpus heterophyllus. Hoạt động kích thích thích tình dục so với tuyên bố theo đó nếu sử dụng hạt mít trước khi giao hợp sẽ làm xáo trộn chức năng giao hợp. Nghiên cứu trên chuột, một sự ức chế rõ rệt sự ham muốn, kích thích tình dục, nguyên nhân sức sống và hiệu suất tất cả nguyên nhân làm mất nhẹ đi khả năng cường dương.
Kết quà cho thấy trong phòng thí nghiệm, hột mít không có khả năng kích thích tình dục, ít nhất ở chuột.
Hiệu quả xấu và rủi ro : 
Ngay cả trong Ấn Độ có một số đề kháng với mít, do sự ham muốn quá mức, nên không kềm hãm được ý thức dể gây nên những bệnh về tiêu hóa.
Burkill tuyên bố rằng,
- trái mít chưa chín đây là nguyên liệu có chất làm se astringente và khó tiêu hóa.
- những quả chín, có chút ít thuốc nhuận trường,
Nếu ăn quá mức sẽ gây ra chứng tiêu chảy.
Hạt mít là nguyên liệu không tiêu hóa lý do là có sự hiện diện chất ức chế trypsine mạnh những phần tử ức chế này sẽ bị hũy bởi nhiệt độ nấu sôi hoặc nướng. Trypsine là một phân hóa tố tiêu hóa của dịch tụy đóng vai trò tiêu hóa các chất đạm protéine.
Nạt múi mít rất nặng khó tiêu, nên có thể gây chứng khó tiêu và táo bón.
Mít không dùng cho những người bị rối loạn tiêu hóa ascitie.
Đồng thời cẫn thận, không dùng cho những phụ nữ mang thai..  
Dinh dưởng và tính ăn được
- Trái non còn gọi là dái mít ăn như rau xanh vị chát, dùng trộn gỏi.
- Trái mít có hàm lượng glucides cao,
- Hạt mít hay gọi hột mít rất giàu tinh bột, nhưng kém nguồn calcium Ca và sắt Fe,
- Múi mít hay thịt mít, lớp bao chung quanh hột phong phú dưởng chất, màu vàng, ngọt dịu và thơm, giàu vitamine C, dùng tươi hay nấu chín như mít non hầm món đặc sản của tỉnh Tây Ninh ( bánh ướt mít hầm ) hoặc bảo quản để sử dụng lâu.
- Hột có thể nấu chín hay nướng ( Việt Nam có món rất thơm và ngon đó là hột mít lùi tro ),
- Trái chưa chín có thể biến chế nhiều món, ngâm dưa chua ….
- Tại Ấn Độ, trái xanh được biến chế sửa soạn món ăn dưa chua « marinades ».

Nguyễn thanh Vân