Tâm sự

Tâm sự

samedi 26 mai 2012

Cây Bòn Bon - Lanzones - Langsep - Lansium

Langsep-Lansium-Lanzones
Cây Bòn bon
Lansium domesticum Corrêa.
Meliaceae
Đại cương :
Cây bòn bon lansium domesticum, được trồng chủ yếu để lấy trái, người ta có thể ăn sống, làm sirop đóng hộp, gổ cây bòn bon cứng, nặng, đàn hồi được dùng để xây nhà ở thôn quê.
Các nhà sản xuất lớn nhất của bòn bon lansium domesticum là Malaysia, Thái Lan, Phi luật Tân, Nam Dương và Việt Nam nhưng sự sản xuất này chủ yếu tiêu dùng nội bộ trong nước, mặc dù có một số sản xuất được xuất cảng sang Hồng Kông và Singapore.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cây thân mộc, có kích thước trung bình đạt được 30 m chiều cao và 75 cm đường kính. Thân cây phát triển dáng dóc bất thường, với hệ thống rể lộ ra trên mặt đất.
Vỏ cây có màu xám với những đốm sáng và sậm tối. Nhựa cây có màu như sữa.
kép lẽ, hình chân vịt, 3 đến 7 cứng, không lông to 8 đến 13 x 7 – 12 cm, gân phụ 12 đến 14 cập, cuống lá phụ dài 1 cm.
Phát hoa chùm tụ tán, ở chót nhánh, phát triển và gắn trên những cành hay trên thân lớn, Những chùm có thể lên đến 5 gắn cùng một chổ. Chúng thường phân nhánh ở gốc, đạt đến kích thước  10 – 30 cm nhìn xa giống như một bộ lông ngắn.
Hoa nhỏ thường đơn tính, với một thân ngắn, hoặc biệt chu hoa đực và cái ở cây khác nhau hoặc đồng chu, hai hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Sự hiện diện của staminode ( nhụy hoa không thụ, phát triển giống như nhụy thật ), nên thấy xuất hiện hoa có phái tính như một hoa lưỡng phái.
Cánh hoa 3 – 7, dày nhiều thịt, thẳng đứng hình bầu dục 2,3 x 4,5 mm, màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài 4 - 5, nhỏ không lông, tiểu nhụy 8 đến 10 hợp dính lại thành hình ống nên có nhiều tác giả xem như 1, đầu tiểu nhụy tròn, bầu noản thường 2 đến 6 buồng, có màu vàng xanh lá cây,  có mục, vòi nhụy ngắn và dày, cắt ngang.
Trái, tròn hay hình bầu dục, khoảng 2 đến 7 cm hay 1,5 đến 5 cm kích thước, được bao phủ bởi một lớp vỏ màu vàng lợt, mịn, và lá đài tìếp tục còn lại không rụng, thường có 5 múi, có vách ngang mỏng, hột có tử y trong suốt bao lấy hột, vó hương vị ngọt chua, thịt ngon nhọt chứa nhiều sucrose, fructose và glucose. Đối với người tiêu thụ những trái hạt nhỏ không phát triển và lớp vỏ ngoài dày được ưa chuộng..
Bộ phận sử dụng :
Trái
Thành phận hóa học và dược chất :
● Vỏ cây :
- Vỏ cây cho chất acide lansium 6 % là chất độc.
- Lớp vỏ ngoài cho tinh dầu dể bay hơi, chất nhựa.
- Chất nhựa được coi như không độc hại và xem như là bảo vệ dạ dày chống tác dụng của rượu.
● Trái :
- lớp vỏ bên ngoài của trái giàu chất tanin,
- Từ những hạt, hiện diện 2 chất độc hại, vị cay và có dấu vết của một alcaloïde.
- Nạc của trái hay tử y có chứa nhiều đường sucrose, saccharose, fructose và glucose.
- Vỏ của trái tác dụng là se.
- Nghiên cứu người ta trích được một chất mới : tetranortriterpenoid.
- Nghiên cứu cũng đem lại năm (5) tetraterpénoide, những domesticulide A – E ( 1-5 ) của hạt. Dung dịch trích từ hạt giàu chất luimonoides.
- Sản lượng lansiolides triterpénoides với hoạt động chống bệnh sốt rét.
Thành phần hóa học :
Phần ăn được chiếm 68 % trọng lượng của trái bòn bon.
● Thành phần dinh dưởng phần ăn được cho 100 g chứa :
- nước 84 g,
- một ít chất đạm protein và chất béo,
- carbohydrate g 14,2 g
- cơ bản lượng đường khử, chủ yếu là glucose, (đường khử là loại đường hoặc là một nhóm aldéhyde hoặc có khà năng tạo thành một dung dịch qua các đồng phân isomère…. Một đường được xếp vào nhóm đường khử nếu nó có dạng một chuổi với một nhóm aldéhyde hay nhóm hémiacétal tự do )
- chất xơ thực phẩm  0,8 g,
- tro 0,6 g,
- Calcium Ca 19 mg,
- Kalium K 275 mg,
- một số vitamin B1
- vitamine ​​B2 nhưng ít vitamin C.
- Giá trị năng lượng là 238 kJ/100g.
Vỏ trái tươi chứa :
- 0,2 % tinh dầu dể bay hơi, màu vàng sáng,
- một chất nhựa résine màu nâu,
- và một tác nhân giảm acide (acides réducteurs).
● Từ vỏ cây bòn bon khô, người ta thu được một chất màu thẩm, chất nhựa, bán chất lỏng oléorésine với hợp chất :
- dầu dể bay hơi 0,17 %,
- và chất nhựa résine 22 % ( Heyne, 1987, Verheij, 1992 )
Ngoài ra người ta còn ly trích :
● Cinq tetranorterpenoid, domesticulide AE ​​(1-5), đã được phân lập từ hạt của Lansium domesticum Corr.
● cùng với 11 triterpénoïdes được biết là (6-16). Chúng không có giá trị trong chiết xuất hạt L. domesticum
● 6 nhóm Limonids đã được phân lập, nhất là :
- những dẫn chất andirobin (1-2),
- một nhóm méthyle angolensates (3, 4, 8, 9 et 10),
- mexicanolides (5-7),
- một azadiradione (11),
- onoceranoids (12-13)
- và dukunolides ( 14-16).
Những hợp chất 2, 3, 4, 7, 8, 10, 11, và 15 đã cho thấy một hoạt động :
- chống bệnh sốt rét antipaludique đối với ký sinh trùng Plasmodium falciparum (Saewan, 2006).
► Giá trị dinh dưởng :
Đặc tính trị liệu :
Sử dụng y học :
● Vỏ bòn bon lansium domesticum, giàu chất oléorésine, được dùng :
- chống bệnh tiêu chảy,
Chất résine này không độc nên được uống để :
- ngưng đi tiêu chảy,
- và ngăn chận sự co thắt hệ đường ruột.
Tuy nhiên, Morton (1987) cho thấy rằng, có thể có sự co thắc ở ruột thỏ trong phòng thí nghiệm.  
● Những bộ phận khác của cây : được sử dụng trong y học bao gồm :
▪ những hạt nghiền nát dùng để chữa trị :
- sốt.
▪ vỏ cây có tác dụng :
- làm se,
- bệnh kiết lỵ dysenterie,
- và bệnh số rét paludisme.
▪ Bột vỏ cây được sử dụng biến chế dạng pâte chống lại bò cạp chích ( Verheij, 1992 )
Vỏ được xem như có đặc tính :
- hạ sốt antipyrétique ,
- và trừ giun sán vermifuge.
Ứng dụng :
Y học dân gian :
● Nấu sắc vỏ cây và lá được dùng :
- chữa trị bệnh kiết lỵ.
Vỏ giàu chất oléorésine, dùng trong trường hợp giảm co thắt tiêu chảy và hệ đường ruột.
▪ hạt nghiền nát dùng hạ sốt,
▪ Vỏ làm se dùng để chữa trị bệnh kiết lỵ,
▪ và bệnh sốt rét,
▪ Bột vỏ nghiền nát dùng trường hợp bị bò cạp chích,
▪ chất nhựa résine của vỏ dùng cho :
- chứng đầy hơi
- và chứng đau bụng dạ dày ruột,
- sưng
- và xem như chống sự co thắt antispasmodique.
▪ Dung dịch điều chế từ vỏ khô ngâm trong alcool được dùng :
- chống tiêu chảy
- và đau bụng dưới colique abdominales.
▪ Ở Java, hạt được sử dụng như thuốc trục giun sán và thuốc hạ sốt.
▪ Ở Nam dương dùng cho chữa trị bệnh sốt rét paludisme.
Những sử dụng khác :
- Vỏ quả phơi khô, đốt lấy khói có mùi thơm nhẹ, dùng để đuổi muỗi và làm nhang xông trong các phòng người bệnh.
- Thân bòn bon làm gỗ có màu nâu nhạt rất đẹp, độ cứng trung bình, thớ thịt cây mịn, dai, khá bền, dùng làm cột nhà và đồ gia dụng.
► Nghiên cứu :
● Chống bệnh sốt rét Anti-Malarial :
Da vỏ của trái và các chiết xuất từ lá của cây lansium domesticum tác đông làm gián doạn chu kỳ sinh sống của loài ký sinh trùng Plasmodium fasciparum và đang hoạt động hướng tới một chủng kháng chloroquine của ký sinh trùng ( T9 ) trong phòng thí nghiệm :
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của Lansium domesticum là một nguồn tiềm năng hợp chất có hoạt động chống những chủng kháng chloroquine của Plasmodium fasciparum.
Nghiên cứu đã công bố chất :
- năm (5) tetratriterpenoide,
- domesticulide AE
từ hạt lansium domesticum với 11 triterpénoides được biết 8 hợp chất cho thấy có một hoạt động chống bệnh sốt rét đối với ký sinh trùng Plasmodium fasciparum.
● Chống oxy hóa Antioxidant:
Chiết xuất của Lansium domesticum cho thấy có hoạt động chống oxy hóa chống lại hoạt động những gốc tự do DPPH (1,1-diphényl-2-pycril-hydrazyl) và chống lại tyrosinase tự do.
  Giữ da ẫm và tác dụng tươi sáng :
Chiết xuất cho thấy Lansium domesticum có thể làm tăng độ ẫm của da, làm da không khô, làm giảm chỉ số mélanine của da không làm da sậm màu.
● Antimelanogenesis:
Chiết xuất Lansium domesticum trong méthanole là một trong các chiết xuất nghiên cứu cho thấy có tác dụng ức chế mạnh mẽ trên sự sản xuất của mélanine của những tế bào mélanome B16, không có khả năng gây độc cho nhân tế bào, sự hiện diện như một thành phần có tiềm năng làm trắng da trong mỹ phẩm, sự an toàn có thể được xác nhận.
● Kháng khuẩn :
▪ Vỏ trái cây sấy khô trong không khí ( sèchés à l’aie ) Lansium domesticum, ly trích được :
- 5 triterpènes onoceroides.
▪ Những hạt sấy khô trong không khí cho ra : Một (1) Triterpène onoceroide là  acide lansonique và germacrène D.
● Nghiên cứu hợp chất cho thấy mức độ khác nhau của hoạt động đối với Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Candida albicans, Aspergillus niger, ….
● Chống khối u ở da :
Nghiên cứu phân lập được một triterpène cycloartanoide mới từ lá của lansium domesticum. Một số dẫn chất thiên nhiên cho thấy hoạt động ức chế đáng kể trên khối u ở da ( peau tumorale ), cơ sở sự phát huy, kích hoạt của vi khuẩn Epstein Barr.
● Gây độc tế bào Cytotoxicity:
Nghiên cứu phân lập được 3 chất mới triterpènes onoceranoides thiên nhiên ở da vỏ trái lansium domesticum cùng lúc với 2 triterpénoides đã biết. Những triterpénoides hiện diện này có tính độc toxique nhẹ đối với loại tôm nước mặn Artemia salina, một loại tôm rất nhỏ ( phiêu sinh động ) sống trong những vũng nước mặn . 
● Onoceranoid-type Triterpenoids / Antibacterial:
Nghiên cứu mang lại một lớp hiếm của onoceranoide kiểu mẩu là triterpénoide, những lamesticumine:
- lamesticumin a,
- lamesticumins B-F,
- lansic acid 3-ethyl ester
- và ethyl lansiolate
- và 4 được biết tương tự ở cành cây lansium domesticum.
Những hợp chất 1-9 nêu ra có hoạt tính vừa phải kháng khuẩn chống lại các vi trùng gram +
Thực phẩm và biến chế :
Sử dụng trong thực phẩm :
Vỏ của bòn bon Lansium domesticum, dể dàng tách rời khỏi nạc tử y để ăn tươi, dùng tay để lột hoặc dùng trong thức ăn tráng miệng.
- Nạc hay tử y trái bòn bon , mọng nước và thơm ngon và có thể ngào đường hoặc ngâm trong sirop.


Nguyễn thanh Vân