Tâm sự

Tâm sự

vendredi 20 avril 2012

Cây Bạch thược - cây hoa Mẫu đơn - Pivoine de Chine


Pivoine de Chine
Chinese Peony
Cây bạch thược - Mẫu đơn
Paeonia lactiflora Pall.
Paeoniaceae
Đại cương :
Pivoine de Chine tên Việt gọi hoa mẫu đơn còn gọi là Bạch thược Paeonia lactiflora là một loài cây thân thảo sống lâu năm thuộc họ Paeoniaceae, có nguồn gốc từ Trung Á và Đông Á ( phía Tây Tây Tạng qua miền Bắc Trung Quốc đến miền Đông Sibérie )
Đồng nghĩa : Paeonia albiflora Pallas, Paeonia chinensis Vilmorin ( 1870 ), Paeonia sinensis Steudel, P,yui W.P.Fang.
Paeonia lactiflora, tên Trung Quốc gọi Chine Pivoine ( hoặc 白芍) trong Trung Quốc gọi âm : sháo hay bái sháo có nghĩa là « trắng », cây cao khoảng 60 – 100 cm, gồm với những lá lớn 20 – 40 cm dài. Nụ hoa lớn và tròn, khi nở cho ra những hoa lớn từ 8 đến 16 cm đường kính, với 5  - 10 cánh hoa trắng, hồng, đỏ, vàng … và nhiều tiểu nhụy màu vàng.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Bụi cao khoảng 50 – 70 cm, đa niên, có củ, thân xám, không lông,
màu xanh, mọc cách, dưới 2 lần kép, lá trên mang 3 lá phụ xoan thon, thường có bìa răng ít và gân tia,
Đọt non màu nâu đỏ trước khi trở màu xanh khi trưởng thành.
Hoa to cô độc hay thường hợp thành nhóm 2, ở nách lá ngọn và ở ngọn, thơm, lá đài hợp thành 5 đài hoa nhưng vành hoa có nhiều cánh hoa, hoa lớn 8 – 12 cm đường kính, cánh hoa trắng, hồng, đở đậm, tím hay vàng, nhưng hoa nhiều màu biến đổi là ở những loại (variété) trồng và gầy giống, bao phấn màu vàng. Tâm bì rời 4 – 5, đỏ.
Manh nang có quả bì dầy, hột tròn tròn, màu nâu láng, to 7 – 8 mm
Thân tàn rụi vào mùa đông trong những vùng ôn đới.
Giống cây trồng có thể phân thành 3 nhóm :
● Hoa đơn : cánh hoa xếp thành một luân sinh duy nhất, nhụy hoa phong phú, rậm, giống như những kiểu hoa hoang dại, nhưng thường thật lớn.
Hoa Nhật bản : cánh hoa xếp một luân sinh hay hai, với những tiểu nhụy biến thành những giả tiểu nhụy, phong phú vô trùng, bất thụ, không sản xuất ra phấn hoa, nhưng trông giống như nhụy hoa ( staminoïdes ).
Hoa đôi : tất cả hay phần  lớn đa số tiểu nhụy chuyển biến thành những cánh hoa.
Bộ phận sử dụng :
Rể;  hạt. củ.
Thành phận hóa học và dược chất :
 ► Cây bạch thược có chứa những thành phần hóa học :
- paeoniflorin (monoterpene glycoside)
- benzoylpaeoniflorin
- albiflorin
- oxypaeoniflorin
- pentagalloylglucose
- paeonilactones A, B và C
► Lá cây bạch thược trồng, có hàm lượng cao chất :
- acide oleanolique,
- và acide ursolique.
Những hợp chất phenolisue gồm :
- Cis-Epsilon-viniférine,
- trans-resvératrol,
- trans-resvératrol-4'-O-beta-D-glucopyranoside,
- trans-Epsilon-viniférine,
- gnetin H, A và B
- và những mảnh suffruticosol tìm thấy trong Paeonia lactiflora.
► Thành phần chánh của rể Paeonia latiflora là :
- một gluciside monoterpénique,
- paeoniflorine.
►Những thành thiểu số có nguồn gốc monoterpénique :
- oxypaeoniflorine,
- paeflorigénone
Đặc tính trị liệu :
- chống dị ứng allergies
- chống co giật convulsions,
- chống viêm,
- chống co thắt, tác nhân làm giảm co thắt, chuột rút, co giật.
- đắng (áp dụng thuốc vị đắng, gây ảnh hưởng trên màng nhày của miệng và dạ dày để tăng khẩu vị bữa ăn và tăng cường tiêu hóa.
- tăng cường nhận thức cognition enhancer,
- tăng cường miễn nhiễm,
- thư giản bắp cơ và xương,
- lên men chua
► Rể cây Pivoine hay hoa mẫu đơn đã được sử dụng ở Trung Quốc hơn 1500 năm trong y học truyền thống. Rể cây được biết rộng rãi như một trong những thảo dược dùng để nấu « 4 vật liệu  cháo » bổ cho phụ nữ và nó cũng là đơn thuốc cho những vấn đề :
- phụ khoa
- và vọp bẻ vặn cơ,
- đau,
- chóng mặt.
Trong khi toàn bộ rể được thu hoặch, được gọi là « Chi Shao Yao », nếu vỏ cây được loại bỏ trong quá trình biến chế thuốc thì gọi là « Bai Shao Yao ».
Rể là thảo dượctrên bình diện tổng quát :
- Giảm đau Analgésique;
- Chỉ thống Anodyne; ( giảm đau hay dịu cơn đau bằng cách giảm sự nhạy cảm của hệ thống thần kinh )
- Kháng khuẩn Antibactérien;
- Chống viêm sưng anti-inflammatoire;
- Khử trùng Antiseptique;
- Chống co thắt Antispasmodique;
- Chất làm se Astringent;
- Tống hơi Carminatif;
- Lợi tiểu Diurétique;
- Dịu đau trấn thống Emménagogue;
- Long đờm Expectorant;
- Sốt fébrifuge;
- Huyết áp cao hypotensive;
- Bổ thần kinh hay hưng phấn thần kinh Nervine;
- Thuốc bổ Tonique;
- Sự khó ở, cảm giác buồn nôn ở người phụ nữ.
Những thành phần hóa học quan trọng nhất trong y học có trong rể là chất paeoniflorine, đẵ cho thấy để có một hiệu quả mạnh chống :
- sự co thắt trên đường ruột của loài hữu nhũ,
- giảm huyết áp động mạch,
- giảm nhiệt độ trong cơ thể nguyên nhân do sốt gây ra,
- và bảo vệ chống những vết loét của sự căng thẳng tinh thấn .
Rể bạch thược được sử dụng trong nội tạng để chữa trị :
- sự rối loạn kinh nguyệt,
- những vết thương,
- huyết áp động mạch cao,
- sự căn thẳng trước thời kỳ hành kinh,
- và những rối loạn về gan.
Rể cây bạch thược chỉ nên sử dụng do sự hướng dẩn giám sát cửa người chuyên môn trình độ. và những phụ nữ mang thai không được dùng .
● Rể cây bạch thược được thu hoặch vào mùa thu, cây trồng phải 4 đến 5 năm tuổi và được đun sôi trước khi phơi ngoài ánh nắng mặt trời làm khô để sử dụng về sau.
Rể bạch thược hoang dại, được thu hoặch vào mùa xuân hoặc tốt hơn vào mùa thu và phơi khô nắng mặt trời để sử dụng về sau.
Rể bạch thược là một trong 4 thành phần của « Canh tứ bảo » ( tạm dùng cho kêu … ), làm thuốc bổ cho phụ nữ, dùng rất rộng trong dân gian Trung Hoa.
Những thành phần dược thảo khác như Rehmannia glutinosa (sinh địa), Ligusticum wallichii (Xuyên khung) còn gọi là tang ky) và Angelica sinensis (Đương quy).
● Một loại trà được biến chế từ cánh hoa của một loài Pivoines Bạch thược khác đã được dùng như một đơn thuốc để chữa trị :
- ho,
- trị bệnh trĩ,
- và giản tĩnh mạch varices.
Một hiệu quả chống co thắt cũng đã được ghi lại trong dược điển Nhật Bản.
Cây bạch thược hay Pivoine được dùng ở Trung Quốc như là một dược thảo trong y học truyền thống, nơi đây rể được thái nhỏ thành lát được dùng như một vị thuốc, vị thuốc này nếu :
► dưới tên gọi là Rể Bạch thược Paeonia Alba , âm là : bái sháo yào. Chức năng truyền thống là :
- máu huyết được phong phú, tăng cường âm,
- điều hòa gan và giảm đau.
- giảm sốt,
- giảm đau,
- trên những vết thương để làm ngưng chảy máu,
- ngăn ngửa nhiễm trùng
Về dược học, chất paeoniflorine có tác dụng :
- chống co thắt,
- làm an thần sédative
- chống viêm sưng,
- và ức chế sự kết tập của những tiểu cầu agrégation plaquettaire.
Chủ trị :
- đau bụng kinh nguyệt,
- đau đầu do huyết áp tăng,
- tính hay giận, nổi xung, dể bị kích thích, khó chịu irritabilité,
- bất cẩn, đảng trí étoudissement
- chóng mặt vertige,
- ù tai acouphène,
- một hôi chảy tự nhiên hay thường vào ban đêm,
- chuột rút bắp cơ,
- đau ngực hay đau lưng.
► dưới tên gọi Rể bạch thước Paeonia Rubrae 赤芍, âm là : chỉ sháo yào, trong dược điển Trung Quốc có 2 loài Pivoine đe Chine, Paeonia lactiflora Pallas và Pivoine Veitch Paeonia veitchii Lynch.
Rể được lựa chọn thu hoặch vào mùa xuân hoặc mùa thu, được xấy khô nắng mặt trời kế cắt thái thành lát mỏng.
Rể được dùng sống hay chín bằng cách xấy lò nướng four.
Đây là một loại thuốc truyền thống được dùng nhiều ở Trung Quốc, Ở Việt Nam không mấy khi dùng ở dân gian ngoại trừ những thành phần trong đơn thuốc ta hay tàu.
Rể được coi như có những chức năng sau :
- giải nhiệt trong cơ thể,
- làm mát máu huyết,
- giảm đau bằng cách loại máu ứ và giảm sưng.
Những chủ trị truyền thống :
- trạng thái viêm sưng,
- bệnh sốt,
- phát ban, bì chẩn éruption cutanée,
- mất kinh aménorrhée,
- kinh nguyệt quá nhiều ménorragie.
Trong dược điển Nhật Bản có ghi sử dụng như thuốc chống sự co thắt.
Ứng dụng :
► Cách sử dụng Bạch thược hay cây mẫu đơn :
Bộ phận sử dụng : Rể.
Paeonia lactiflora được dùng trong :
● hệ tuần hoàn máu :
- nuôi dưỡng máu.
● hệ thần kinh não bộ và thần kinh hỗ trợ bộ nhớ :
- bệnh động kinh ( thường phối hợp với cam thảo ),
- co thắt cơ trơn trong chứng bệnh đau nửa bên đầu migraines.
● bệnh về tim mạch :
- co thắt cơ trơn trong chứng đau thắt ngực angor, (do sự thiếu máu cục bộ cơ tim, xảy ra khi oxygène máu tim cần dùng lớn hơn khả năng cung cấp oxygène của động mạch vành hay do sự tắc nghẽn mạch thường xuyên xảy ra).
● Ở phụ nữ :
- chứng hành kinh khó và đau dysmenhorrea
- rối loạn kinh nguyệt troubles menstruels
- huyết trắng leucorrhée
- hội chứng đa nang ở buồng trứng ( thường phối hợp với Dong Quai hay cam thảo angelique chinois )
- co thắt những cơ trơn trong chứng hành kinh khó gây ra sự đau đớn dysmenhorrea.
● hệ tiêu hóa dạ dày ruột :
- bệnh kiết lỵ,
● hệ cơ
- chuộc rút
● những cơ quan khác :
- mắt mờ,
- chóng mặt,
- mồ hôi tự phát hay ban đêm.
► Liều dùng :
23 – 6 g / rể xấy khô / ngày.
Người Trung Quốc đã sử dụng cây bạch thược để khắc phục những hậu quả rộng rãi :
- cho những vấn để thưộc phụ khoa,
- đau khi hành kinh nguyệt,
- và kinh nguyệt thất thường không đều,
- cây được tìm thấy những hiệu quả trong trường hợp buồng trứng yếu không khả năng sinh sản.
- kích thích tố nội tiết androgènes dư thừa,
- cơ quan sinh sản kém không hiệu quả.


Nguyễn thanh Vân