Tâm sự

Tâm sự

dimanche 26 février 2012

Củ Riềng-Lương Khương - Petit galanga

Petit galanga - galanga camphré
Cây riềng – Lương khương
Alpinia officinarum Hance.
Zingiberaceae
Đại cương :
Alpinia officinarum, được biết dưới tên « riềng nhỏ », là một cây trong họ của cây Gừng Zingiberaceae.
Riềng được trồng rộng rãi vùng Đông nam Á, nguồn gốc ở Trung Quốc, cây có thể đạt đến vài mét chiều cao, với lá dài với hoa trắng đỏ nhạt. Căn hành, được biết dưới tên galanga hay riềng, có giá trị ở hương vị cay và chất mùi thơm.
Riềng được sử dụng trong tất cả các nước Á Châu, trong thức ăn đặc biệt như curry và dầu thơm. Trước đây riềng cũng được dùng ở Âu Châu và cũng được dùng như phương thuốc thảo dược.
Riềng còn có tên : petit galanga, galanga camphré hay galanga officinal.
Tất cả giống như riềng lớn ( Alpinia galanga ) thân cao lớn, riềng nhỏ ( Alpinia officinarum ) thân rể nhỏ hơn, mùi thơm hơn và được sử dụng nấu ăn như gừng có hương vị hơn, nó có hương vị hăng và cay, hơi nhẹ mùi chanh.
Riềng nhỏ giàu chất tinh dầu và người ta dùng trong kỹ nghệ dầu mùi thơm.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Ở Trung Quốc
Mô tả thực vật :
Cây thân thảo, sống lâu năm, gần giống như riềng lớn Alpinia galanga, ngoại trừ chỉ cao khoảng 1 m. Căn hành phân nhánh màu nâu đậm đến đen và có một vị cay hơn, 1 đến 2 cm đường kính, có thể lan rộng 1 m dài ngầm dưới đất. Nạc của căn hành màu da cam và có xơ.
dài, thon, mọc xen, phiến lá thẳng hình mủi mác, dài từ 20 - 40 cm, không lông, mép lá cao 2-3 cm
Hoa, chùm tụ tán có lông dày, hoa dày, lá hoa xanh mặt ngoài, trắng mặt trong, vành có lông, cánh hoa 1,5 – 2 cm, có những đường sọc đỏ, tiểu nhụy lép như gươm, môi trắng, chùm mọc ở cuối thân lên đến 0,5 -1,5 m.
Trái, phì quả, không cọng, khô, màu đỏ gần như hình cầu.
Riềng nhỏ, tăng trưởng vô phái bởi những nhánh của căn hành, từ những nhánh mọc ra cây mới.
Thu hoặch sau 4 hay 5 năm.
Bộ phận sử dụng :
Căn hành, khô hay tươi có hương vị cay nồng, củ tươi dùng trong nấu ăn
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần chánh của cây riềng alpinia officinarum.
● 0.5-1.5% tinh dầu thiết yếu.
- <50% 1,8-Cineole
- a và b pinène,
- myrcène,
- sabinène
- vết eugénol,
- chavicol,
- acetatoxychavicol acétate
- camphre,
- cinnamate de méthyle
- Diarylheptanoïdes
- linalol,
- lactones sesquiterpéniques,
- tanins
- chất kích ứng substances irritantes
● Gingerols
● Diarylheptanoids
- Galangol ou alpinol
- Diarylheptan-3-one
- Diarylheptan-3,5-dione
- Diarylheptan-3-ol-5-one
- Diarylheptan-4-en-3-one
- Diarylheptan-1-en-3-one
- Diarylheptan-3-hydroxymethyl-5-one
● Flavonoides
- Quercetin-3-methyl-ether
- Isorhamnetin
- Kämpferide (3,5,7-trihydroxy-4'-methoxyflavone)
- Galangine (3,5,7-trihydroxyflavone)
- Galangine-3-methylether
● 20-25% Amidon
Đặc tính trị liệu :
Hiệu quả chánh :
- Thuốc bổ cho hệ tiêu hóa, « ấm bụng »,
- kích thích, giúp đở tán trợ cho tiêu hóa,
- trục hơi gaz trong dạ dày,
- ngưng nôn mửa,
- diệt nấm.
- long đờm expectorant,  
- chống nôn mửa anti-émétique ( so sánh với gừng )
- hoạt động chống ung bướu bởi cơ năng ức chế sự đem vào những chất gây ung thư carcinogènes,
- chống viêm sưng ( do chất diarylheptanoïdes ),
- bảo vệ hóa học chimio-protecteur,
- hoạt động chống siêu vi khuẩn.
- sự ức chế chất 5-alpha-reductase tuyến tiền liệt
- cải thiện khẩu vị bửa ăn,
- làm tốt hệ tuần hoàn máu trong cơ thể và trong não bộ,
- là một dược thảo kích thích sức khỏe và sức sống,
- và cũng được sử dụng như một chất kích thích tình dục stimulant sexuel.
- Trong thí nghiệm tác dụng ức chế sản xuất oxide nitrique ( NO) trong những « đại thực bào phúc mạc chuột bởi chất diarylhepanoïdes và galangine.
Củ riềng Alpinia officinarum, có chứa một nồng độ cao của galangin flavanol, cho thấy hiệu quả :
- làm chậm sự gia tăng và tăng trưởng của các tế bào khối u vú ;
- Trong lịch sử, những căn hành đã được coi như là có tác dụng ức chế và tiêu hóa.
- co thắc tế bào ( hệ tiêu hóa ),
- chống viêm sưng anti-spasmodique,
- kháng khuẩn anti-bactérien,
- kích thích stimulant,
- thuốc bổ cho tiêu hóa.
Hiệu quả và sử dụng thuốc :
► Y học Trung Quốc :
Riềng Galanga là một cây thường gọi « nóng chaud » dùng để trị :
- đau bụng douleurs abdominales,
- nôn mửa vomissements 
- và dùng cho chứng tiêu chảy diarrhée là " lạnh froid ".
- chống chứng nấc cục Contre le hoquet,
Củ riềng nên pha trộn với codonopsis tên gọi đảng sâm ( codonopsis pilosula họ Campanulaceae ) và phục linh ( fu ling poria cocos ).
► Theo y học truyền thống Hindou :
Riềng là một bài thuốc :
- giúp dạ dày dể dàng tiêu hóa,digestion gastrique,
- chống viêm sưng anti-inflammatoire,
- long đờm expectorant
- thuốc bổ tonique.
- chữa chứng nấc cục hoquet,
- khó tiêu dyspepsie,
- đau dạ dày maux d'estomac,
- thấp khớp đau khớp xương rhumatisme articulaires 
- hạ sốt.
► Nhà bán dược thảo Phương Tây :
Riềng Galanga, đã được du nhập vào Âu Châu bởi những nhà y học Arabes từ nhiều thế kỷ. Được sử dụng để chữa trị :
- đầy hơi flatulences,
- Không tiêu, khó tiêu indigestions,
- nôn mửa vomissements 
- đau dạ dày maux d'estomac.
Candidose : loại bệnh nhiễm nấm Candida albicans, thông thường xảy ra ở họngđường tiêu hóa :
Riềng được dùng chung với dược thảo diệt nấm khác để loại trừ nấm nhiễm ở đường ruột
 Với một lượng nhỏ, riềng là một dược thảo kích thích bộ máy tiêu hóa khi hệ tiêu hóa bị suy yếu, nhưng, nếu dùng với lượng mạnh, có thể bị kích ứng.
► Người ta cảm thấy có một hiệu quả nhẹ tác động vào tinh thần psychoactif một cách khá nhanh sau khi nhai và uống một vài muỗng cà phê bột củ riềng. Người ta cảm thấy :
- một cảm giác ấm nóng,
- những thay đổi trong sự nhận thức,
- nhất là trong tầm nhìn
- và sự suy nghĩ đặc biệt rõ ràng.
Với một liều lượng lớn hơn có thể là nguyên nhân gây ra một ảo giác thị giác nhẹ.
Chủ trị : indications
Toàn bộ cây riềng ( dược thảo ) được chỉ định như sau :
Dùng trong y học truyền thống như :
- khi có sư rối loạn tiêu hóa,
- đau bụng,
- co thắc,
- đầy hơi,
- nôn mửa,
- kích thích,
- kích thích tình dục,
- kháng khuiẩn,
- trị ho, chỉ khái,
- lợi mật, tống đàm,
- vấn đề tiêu hóa,
- thuốc tống hơi,
- chống tiêu chảy,
- trong một vài chứng bệnh về da.
Ứng dụng :
Thường riềng được sử dụng như trà gọi là « Trà riềng ». Bởi sự hiện diện của tanin trong các thành phần của thực vật, nên trà riềng là một sản phẩm chống viêm rất hiệu quả.
Nếu người ta dùng tổng hợp tất cả các phần thân, rể, lá, thì công hiệu chữa lành nơi vết thương trị liệu rất nhanh.
Trích chất của thực vật này mang lại hiệu quả lợi ích cho :
- chống lại ói mửa,
- những rối loạn của hệ tiêu hóa,
- hay đầy hơi,
Ngoài ra trích chất này cũng có tác dụng chống lại vi trùng và cải thiện sự tiêu hóa bằng cách thúc đẩy bài tiết dịch vị trong dạ dày.
- Cây riềng cũng có quyền năng « làm ấm » những cơ quan trọng yếu và cơ thể.
- Riềng làm giảm đau các khớp xương liên quan đến chứng bệnh thấp khớp.
- Để chữa bệnh ho, riềng được xác nhận là tác dụng long đờm rất có hiệu quả.
- Đồng thời cũng có khả năng kích thích và gia tăng những phản xạ.
- Tác dụng của riềng được xem là đáng kể nhất là chống « say sóng ».
Người Hindou, dùng riềng để làm giảm bớt chứng nấc cục và giảm đau dạ dày cũng như chứng ăn không tiêu.
● Người ta dùng riềng ngâm trong nước đun sôi 1 hay lần / ngày.
● Kể cả dùng giống nhau trong phương cách nấu sắc décoction.
Người Mả Lai sử dụng chất trích củ riềng với tỏi và giấm để chữa trị bệnh thủy bào chẩn gọi là ghẻ phỏng.
Đây cũng là dược thảo tác dụng kích thích bữa ăn ngon và giúp đở sự tiêu hóa.
Người ta cũng dùng để chữa trị :
- trị ho,
- viêm phế quản,
- đau cổ họng,
do đặc tính sát trùng long đờm của cây riềng..
► Điều chế và sử dụng :
Nấu sắc rể trong trường hợp không bào chế dung dịch nguyên chất, dùng trên biển, uống nhâm nhi tách trà riềng, từng hớp và lâu dài.
Để cải thiện, người ta nghiền nát rể, lọc lấy tinh chất, dùng 20 giọt trong 100 ml nước nóng.
- Uống 3 lần / ngày.
Tại Á Châu, thân, rể được nghiền nát thành bột để sử dụng trong các món ăn, thức uống ,và thạch.
Ở Ấn Độ, tinh chất ( essence ) được sử dụng trong nước hoa, và những người Tartares đã biến chế ra một loại trà có chứa riềng.
● Đổ nước sôi vào trong 0,5 – 1 g riềng được thái nhỏ, đậy kín trong vòng 5 đến 10 phút, kế đó lọc trong. Dùng 1 tách ½ giờ trước bữa ăn.
1 muỗng cà phê  = 2 g.
● Nhai 1 – 10 grammes, làm trà, hay hòa tan trong nước mát hay nóng, tùy theo hiệu quả mong muốn.
Với lượng nhỏ hằng ngày, kích thích sự lưu thông máu huyết và hệ thống thần kinh.
Khi người ta làm trà, có thể thêm mật ong hay lá bạc hà ( rau menthe) để cải thiện mùi vị bớt hăng.
Người ta có thể sử dụng riềng như là một gia vị kết hợp với cơm hay những thức ăn khác.
● Ngâm trong nước sôi, riềng làm giảm đau ung mủ abcès trong miệng và viêm sưng nướu răng. 
Để chống lại trạng thái say sóng ở biển, được đề nghị dùng như « củ gừng cùng họ »

Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: