Tâm sự

Tâm sự

mardi 21 février 2012

Cây Me - Tamarinier

Tamarinier
Cây me
Tamarindus indica L.
Fabaceae
Đại cương :
Cây me Tamarindus indica là một cây thuộc họ Fabaceae, là một loài duy nhất của giống Tamarindus.
Cây này có nguồn gốc trong vùng nhiệt đới khô Tây Phi. Me được trồng từ lâu rất lâu ở Đông Nam Á, và được phấn phối tất cả các nước vùng nhiệt đới.
Thế kỷ XVI, được đem vào Trung Mỹ, hiện nay lan tràn ở Mexique, Honduras và Guatemala.
Ở Madagascar, cây me được coi như là một cây thiêng liêng với tên « Roi des arbres »
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cây me có nguồn gốc ở Phi Châu, cây mọc dưới dạng hoang dại khắp nơi ở Soudan và từ lâu du nhập vào Ấn Độ, thường ghi nhận như là cây của bản địa và cũng thấy xuất hiện ở các nước Á Châu. Tên gọi « indica » có cảm tưởng như là cây me có nguồn gốc ở Ấn Độ.
Trái Me đã biết rất nhiều ở Ai Cập cổ đại và Hy lạp ở thế kỹ thứ 4 trước công nguyên.
Mô tả thực vật :
Đại mộc, tăng trưởng rất chậm, thời gian sống rất lâu, cây cao lớn nếu hội đủ điều kiện thích hợp, có thể cao khoảng 24 đến 30 m, tàng rộng 12 m, chu vi thân khoảng 7,5 m. Me có khả năng chịu gió với các nhánh cành rất dẻo dai, những nhánh lá rũ xuống ở đầu, màu xám đậm.
Lá kép chẳn, không lông, màu xanh tươi, dài 7,5 – 15 cm, lá phụ tròn dài, hẹp, dài 1,5 – 3 cm, 5-6 mm rộng. Lá thường xanh, không rụng, nhưng thường thì rụng trong một thời gian ngắn nếu trong một môi trường khô, vào mùa nóng hạn.
Chùm ở chót nhánh nhỏ, mang 8 đến 12 hoa, tiền diệp 2, màu vàng dính vào nhau thành chóp và rụng sớm, lá đài trắng, rơi rụng khi hoa nở, cánh hoa 5 ( 2 thu nhỏ thành lông ), vàng có gân đỏ, tiểu nhụy thụ 3, tiểu nhụy lép 2-3, noản sào không lông.
Trái, hơi dẹp, chia thành đốt, ngoại quả bì còn gọi là vỏ me, cong không đều tróc, dòn khi chín, trung quả bì chua, xanh khi còn non, khi già chín biến thành nâu đỏ, đôi khi có vị chua ngọt.
Sau đó, ngoại quả bì trở nên dòn, dể nứt bể ra và thịt me mất nước nên tách rời khỏi vỏ chung quanh thịt có những sợi theo chiều dọc từ gốc của trái.
Hột dẹp, dạng vuông1,1 – 1,25 cm đường kính, nâu, láng.
Bộ phận sử dụng :
Gổ, lá non và trái
Thành phận hóa học và dược chất :
Trái me tamarins khi chín chứa nhiều đường ( 30 đến 50 % ), như vậy có hương vị ngọt ngào; hiện tượng, mất trọng lượng đến khi lượng acide tartrique đến 20% thì me có hương vị acid chua mãnh liệt, một vài giống me trồng, acide tartrique phân hủy khi chín ( me ngọt ) và có thể ăn sống như trái cây.
Trong số các chất bay hơi, được ghi nhận :
- những chất terpènes ( limonène, géraniol ),
- những phénylpropanoïdes ( safrole, acide cinnamique, cinnamate d’éthyle ),
- salicylate de méthyle,
- Pyrazine,
- và alkylthiazoles.
Trong một tài liệu khác, phân tích bằng sắc ký hơi gaz trong một dung dịch ly trích trái me chín của Cuba cho :
- 2-phénylacétaldéhyde,
- 2-furfural,
- acide palmitique
- và limonène; (Essent J.. Res pétrole., 16 , 318, 2004)
Thành phần của trái me chín trung bình gồm :
● 30% ngoại quả bì, vỏ ngoài,
Ngoại quả bì, vỏ chứa khoảng 40 % chất tan trong nước, 80% chất tannins, phẩm chất màu.
● 70% nội quả bì cơm me tamarin,
● hạt 33%, thành phần hạt gồm :
- Độ ẩm: 0,1%
- Chất đạm protéines: 7%
- Chát béo lipides:%
- Chất xơ fibre: 0,6%
- Không-fibres glucides: 5%
- Hợp chất khác: 0,4%.
Hạt me chứa khoảng :
- 63% tinh bột amidon,
- 14-18% albuminoïdes,
- 4.5 à 6.5% dầu semi-siccative.
- và khoảng 12% chất xơ.
Một mẩu phân tích điển hình của cơm trái me cho thấy như sau :
- Độ ẩm Humidité: 18,2%
- acide tự do (tartrique): 9,8%
- acide kết hợp 6,7%
- Tổng số đường nghịch đảo : 38,2%
- Chất đạm protéines: 2,8%
- Pectine: 2,8%
- chất xơ Fibre: 19,4%
- chất xơ tổng số : 2,8%
- Calcium: 0,17%
- Phosphore: 0,11%
- Fer: 0,011%
- Vitamine A: 100 grammes I.U./100
- Niacine: 0,2 mg/100 g.
Năng lượng cung cấp: 283 calories/100 gramme.
Lá và rể chứa những chất glycosides :
- vitexine,
- isovitexine,
- orientine
- et isoorientin.
Vỏ me cung cấp :
- alcaloïde,
- hordenine
Đặc tính trị liệu :
Sử dụng y học :
Những sử dụng y học của me là vô tận. Bột nhão me đã chánh thức nằm trong dược điển của Anh và Mỹ và phần lớn các nước.
Bào chế me đã được phổ cập công nhận như là chầt :
- giảm sốt hạ nhiệt,
- là chất nhuận trường,
- chất tống hơi.
Sử dụng riêng hay phối hợp với những chất khác như nước cốt chanh ( lime chanh giống nhỏ ), mật ong, sửa, trái chà là, những gia vị hay long nảo.
Những bột nhảo (pâte) được xem là có hiệu quả cho :
- tiêu hóa ( kể cả đối với con vật to lớn như voi ),
- là một đơn thuốc cho những rối loạn bệnh gan và mật,
- thuốc chống lại chứng hoại huyết antiscorbutique.
Ở địa phương Đông nam á,  bột nhảo me được bào chế và áp dụng :
- để súc miệng gargarisme cho những trường hợp đau cổ họng.
- trộn với muối như là một hổn hợp xoa bóp chứng đau thấp khớp,
- ngoài ra me cũng được dùng để làm giảm say nắng,
- trừ ngộ độc bởi cây cà độc dược Datura,
- và ngộ độc rượu intoxication alcoolique.
Tại Nam Á, trái me được quy định dùng để chống lại hiệu quả tai hại của sự :
- dùng quá liều cây « giả chulmoogra » cây lọ nồi Hydnocarpus anthelmintica Pierre,
- đồng thời cho bệnh phong cùi lèpre.
Cơm nạt trái me, giúp lấy lại cảm giác trong trường hợp bị bại liệt paralysie.
Lá me và hoa , sấy khô hay luộc, dùng như :
- những thuốc dán cho bệnh sưng những khớp xương,
- bong gân và mụn nhọt đồng đanh furoncles.
Dung dịch sữa và dung dịch trích bào chế từ me dùng để chữa trị :
- viêm kết mạc conjonctive,
- như là chất khử trùng,
- trừ giun sán,
- chữa trị bệnh kiết lỵ dysenterie,
- bệnh vàng da ictère,
- chứng đan độc hay viêm quầng ( tình trạng những hoại tử cấp tính, không biến chứng, nhiễm trùng hạ bì và lớp dưới da, do không điều trị những vết thương…, gây quầng đỏ )  érysipèle,
- bệnh trĩ hémorroïdes,
- và những bệnh đau khác.
Vỏ trái me được đốt và làm giảm tro kiềm alcalines, được dùng trong những đơn thuốc chữa bệnh.
Vỏ cây me xem như :
- thuốc làm se thắc,
- thuốc bổ hiệu quả,
- hạ sốt.
Rang muối và tro me, nghiền thành bột, xem như đơn thuốc chữa trị :
- chứng khó tiêu indigestion,
- đau bụng coliques
►Nấu sắc me được sử dụng trong những trường hợp :
- viêm nướu răng,
- viêm của bệnh hen suyễn, và mắt,
Và những dung dịch sữa và thuốc dán, căn bản là vỏ me được áp dụng trên vết thương « mở » ( lở loét ) và nổi mục phát chẩn ở da nguyên nhân do côn trùng chenille.
Hạt me nghiền thành bột được bào chế thành bột nhảo dùng trong trường hợp :
-  sự phát triển của nhọt đồng đanh furoncle,
Và, với hoặc không có hạt « thì là » và đường cọ sucre palme, được dùng cho :
- Tiêu chảy mãn tính,
- và bệnh kiết lỵ.
Vỏ me, cũng là chất :
- Làm se thắc
- và cũng quy định cho những rối loạn tiêu chảy, kiết lỵ đã nói bên trên.
Ngâm trong nước nấu sôi rể được cho là có giá trị :
- Trị liệu phần ở ngực,
- và một thành phần trong những đơn thuốc chữa trị bệnh phong cùi lèpre
Trái me chín, được dùng trong y học ayurvédique như :
- giúp cho bửa ăn ngon miệng appétissant,
- nhuận trường laxatif,
- thuốc bổ tim tonique pour le cœur,
- trừ giun sán vermifuge,
- làm lành vết thương guérit les blessures
- và gãy xương fractures,
- và điều chỉnh những rối loạn của Kapha và Vata trong y học truyền thống ayurvédique Ấn Độ.
Ứng dụng :
►Trong y học :
được dùng trong kỹ nghệ nhuộm vàng đỏ, lá cũng được sử dụng dùng làm thuốc dán để chữa trị ung mủ abcès và nhọt đầu đinh furocles.
Hoa me ăn sống hay ăn chín để có một hương vị của món ăn.
Bột cơm me có vị chua ngọt ( có tên là Tamarin ), giàu chất vitamine B và C, muối khoáng ( calcium, sắt, phosphore ).
- Nhưng cũng có acide tartrique trong trường hợp thặng dư có thể có tác dụng nhuận trường, mát, ăn với hoặc không đường hay ăn với muối.
- Người ta đã sử dụng me làm những thức uống bán trong thị trường thương mại.
Vỏ được dùng để chữa trị suyễn, có đặc tính co thắc, nếu dùng bên ngoài để săn sóc những vết thương và một vài vấn đề về da.
- Me hỗ trợ cho sự tiêu hóa. Người ta có thể sử dụng trong sự điều trị viêm phế quản.
Me có thể chữa đau cổ họng ( súc miệng ), hay thêm và thành phần của kem nướu răng cho trẻ sơ sinh.
Lá, hoa, trái me chưa chín, vỏ cây me và hạt me được xem là một vị thuốc và một số loại thuốc được chế tạo trên chúng. Chúng có hiệu quả với các ứng dụng trị liệu bên trong và bên ngoài cơ thể.
►Trong kỹ nghệ :
Ứng dụng chánh của hạt trong kỹ nghệ chế biến vải trong khuôn khổ dạng bột. Được sử dụng rộng rãi cho chỉ đaychỉ vải.
- Nhân hạt được dùng như tác nhân đông đặc cho nhựa mủ cao su, ổn định đất .
Ở Tây Phi, người ta ngâm nguyên trái, thêm vào dung dịch nhuộm để nhuộm màu da dê. Bột này có thể sử dụng như một chất định hình với bột nghệ… khi nhuộm hoặc sử dụng làm đông đặc cao su.
Hạt me được biến chế thành bột me, được công nhận trong kỹ nghệ công nghiệp dệt ở Ấn Độ 300% hiệu quả hơn và kinh tế hơn so với những bột khác như bột bắp trên bình diện hoàn hảo trong giai đoạn quánh đặc vải, đay và sợi, cũng như có những ích lợi kỹ thuật khác về kỹ nghệ chế biến gổ……
Hạt me còn cung cấp cho một loại dầu hổ phách dùng để đốt sáng và một loại sơn đặc biệt để vẽ trên tượng hay đồ chơi trẻ em.
Lá : được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và dê,
Lá me đun sôi dùng làm trắng lá cọ ( Corypha elata Roxb ) để chế tạo nón.
- Nước me pha trộn với nước biển, dùng để lau chùi đồng, thau.
Gổ :
Gổ trong hay nội bì của me có màu vàng nhạt. Lõi  me đầu tiên rất nhỏ, màu nâu tím, rất cứng, nặng, chắc, sớ gổ rất mịn nhuyễn.
Gổ cây có thể uốn cong, đánh bóng rất tốt, được đánh giá cao trong sự chế tạo những dụng cụ cơ động như bánh xen tàu thuyền…cán dao, bá súng ..
Ở miền nam Việt Nam, người ta thường hay sử dụng làm thớt, khi dùng không cho ra xớ, mạt cưa rất tốt thường gọi là « thớt me »
►Trong nấu ăn gia chánh :
Me được dùng như một gia vị trong nấu ăn Ấn Độ, Trung Đông và Á Đông như Việt Nam ( rất nhiều món với Me … ), nó cung cấp cấp cho một hương vị chua.
Bột me, theo truyền thống Ấn Độ được phổ biến như là một gia vị thêm vào nhiều món ăn như Rasham, sambar, chutneys, cà ri.
Me được dùng chung với cà ri, những món ăn đậu lentilles, hay dùng để nấu một loại súp với những thành phần khác chung như cá, gà…( canh chua cá bông lau, canh chua gà…. Là một đặc sản của dân miền Nam Việt Nam )
Các lá non, ăn như salade hay thêm vào món súp như gia vị ở phút cuối. Ở Thái Lan, me và lá me được nổi tiếng thường hay dùng làm gia vị trong các món ăn Thái.
Hoa : là nguồn rất tốt cho những con ong tìm mật ở miền nam Ấn Độ. Mật ong này có màu vàng vàng và có hương vị chua.

Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: