Tâm sự

Tâm sự

samedi 7 janvier 2012

Cẩm quỳ hoang - Mauve sauvage

Mauve sauvage
Cẩm Quỳ hoang
Malva sylvestris L
Malvaceae

Đại cương :
Cẩm quỳ màu hoa cà lá tròn ( Malva rotundifolia ) hay cẩm quỳ lá nhỏ, những cẩm quỳ này có cùng đặc tính trị liệu với nhau.
Cẩm quỳ lá lớn, còn gọi là mauve sylvestre hay cẩm quỳ rừng, ( malva sylvestris ) là một dược thảo thuộc họ bụp Malvaceae.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : Cẩm quỳ lá lớn có nguồn gốc ở Tây Âu, Bắc Phi và Châu Á lan rộng sang thế giới anglophone ( nói tiếng Anh ).
Mô tả thực vật :
Cẩm quỳ lá lớn là một cây sống hằng năm có một rể cái, mập thịt, màu trắng nhạt.
Thân, khoảng 30-80 cm, hình trụ phân nhánh, có lông, mọc thẳng.
mọc xen, hình dạng lá có phần giống cây « thường xuân đất », có cuống dài, hình tròn, có 5-7 thùy cạn không sâu và có răng cưa.
Hoa, màu hồng tím, trổ vào tháng 5 đến tháng 8, cuống hoa dài, hoa có gân sậm hơn màu của cánh hoa, lưỡng tính, tập trung thành nhóm cụm hoa chung quanh một trục chánh ở giữa, rất thông thường.
Hạt : viên nang
Bộ phận sử dụng :
Lá, hoa và rể.
Thành phận hóa học và dược chất :
- glucosides flavoniques,
- mucilages,
- tanins.
- anthocyanoside malvine (hoa)
Đặc tính trị liệu :
- Làm mềm émolliente,
- Nhuận trường laxative,
- Thuốc ho béchique,
- làm du calmante,
Hiệu quả chánh của cẩm quỳ là :
- làm mềm émollient,
- khử trùng désinfectant.
Người ta dùng để :
- viêm họng,
- loét miệng,
- viêm phế quản,
- khàn tiếng,
- và viêm thanh quản,
- làm dịu adoucissante,
- thông mũi décongestionnante,
- thoát những độc chất,
- nhuận trường,
- thuộc ngực (đau ngực),
- chống viêm sưng,
Trong những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên chuột, đã chứng minh hoạt động kích thích sự miễn dịch của dung dịch ly trích từ rể.
Theo y học truyền thống, người ta dùng cẩm quỳ chánh yếu do tác dụng an thần trong :
- chứng bệnh thuộc phế quản,
- trong điều trị táo bón
- và chứng viêm đại trường co thắc.
Chủ trị :
- Suyễn Asthme,
- Loét Aphtes,
- Táo bón Constipation,
- Ho và những bệnh phế quản.
- Viêm cổ họng và miệng.
- Viêm hệ thống tiêu hóa và ruột.
- Bệnh về da ( dùng bên ngoàio cơ thể ).
- Phỏng  
- Côn trùng chích .
- Giảm đau những bệnh :
- Da mẫn cảm,
- và bị kích thích ngứa.
- cảm cúm rhume,
- viêm phế quản,
- trẻ em mọc răng,
- Khí quản viêm
- Thanh quản viêm,
- Khan giọng,
- Táo bón,
- Tiêu chảy,
- Âm đạo viêm,
- và những bệnh về đường tiểu.
Thích hợp cho trẻ em và người già.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Không độc chất ở cây cẩm quỳ ( cho đến ngày nay chưa thấy có sự cảnh báo ), kể cả sự sử dụng lâu dài.
Ứng dụng :
Dùng như trà thảo mộc chữa trị táo bón và viêm đại tràng :
Ngâm trong nước sôi 2 hay 3 muỗng canh bông cẩm quỳ khô trong 1 lít nước sôi, trong 10 phút, lọc và uống 2 hay 4 tách trong ngày.
Dùng như trà chữa trị ho và bệnh phế quản :
Ngâm 2 muỗng canh hoa và lá trong 1 lít nước đun sôi, trong 10 phút, lọc và uống 3 tách trong ngày.
Dùng ngoài cơ thể :
Phương cách nấu sắc 6 đến 7 muỗng canh hoa và lá xấy khô trong1 lít nước sôi. Đun sôi trong 2 phút, đoạn để ngâm trong 10 phút.
Sử dụng thẳng trên da bị bệnh ( những bệnh da ) hay dùng để súc miệng  ( bệnh về miệng và cổ họng ). Lập lại nhiều lần trong ngày.
- hay một nhúm hoa hay lá trong 1 tách, nước không nên đun sôi, dùng 4 – 6 lần trong ngày.
- rữa chống viêm âm đạo,
- Phương cách nấu sắc rể  hay lá : dùng ngoài cơ thể trường hợp bệnh thống phong gootte, những chứng viêm sưng khác.
- dung dịch nước ép tưoi, dùng đối với những vết côn trùng mouches, ong  ( guêpes) chích.
Theo dân gian thì, uống nước ép thường xuyên sẽ bảo vệ ngừa bệnh nhiễm.
Thực phẩm và biến chế :
Những đọt non có thể sử dụng trong salade hay hấp hơi nước chín như rau cải légume .
Những lá non của những cây non ăn như salade hay nấu chín.
Ngoài ra người ta còn dùng những lá hay chồi non như salade, nấu canh ( soup ), nấu như rau dền épinards.

Nguyễn thanh Vân