Tâm sự

Tâm sự

lundi 16 janvier 2012

Cây râu mèo - Cats whiskers - Thé de Java

Cats whiskers - Thé de Java
Cây râu mèo
Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.
Lamiaceae
Đại cương :
Ở Châu Á nơi cây được gọi là misai kucing. Riêng Việt Nam gọi là cây râu mèo ở hình dáng tiểu nhụy dài của nó. Cây râu mèo được biết đến với tính chất lợi tiểu nhẹ của nó.
Khác với những giống có đặc tính lợi tiểu, cây râu mèo orthosiphon không có nguy hiểm đến thận bởi vì nó có một hàm lượng khoáng potassium lớn. Cây râu mèo cũng giàu chất polyphénols và chất tinh dầu thiết yếu..
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ thân thảo sống đa niên, cao 2 m, thân vuông 4 cạnh, thường không lông hoặc ít lông, đôi khi màu tím.
có cuống, cuống lá dài 1 – 2 cm , có lông, phiến lá hình mũi mác, bầu dục hay hình quả trám 2-9 x 1-5 cm, bìa lá có răng thô, có lông trên 2 mặt lá.
Phát hoa chùm ở ngọn nhánh, dài đến 10 cm.
Hoa kết thành luân sinh 6 hoa thưa, rời nhau, những lá bắc không cuống, hình bầu dục 1-2 cm, có lông mịn, cuống hoa 4 mm dài, đài hoa cong hình chuông, ống dài 3 mm trong thời kỳ hoa nở toàn diện cả chức năng hoạt động của hoa, có lông tiết, 10 gân, hơi thô sần sùi trên gân, những môi trên 3 x 2,5 mm, có 4 thùy, môi dưới dài hơn môi trên, lõm,  thùy giữa nhọn, vành trắng hay xanh tím nhạt, 10 – 16 mm dài, ống 10 – 15 mm dài, thẳng, môi trên tồn tại lâu hơn môi dưới,
Tiểu nhụy rất dài 2 hoặc 3 lần vành, nhụy đực mịn cuộn trong chồi hoa, bao phấn màu tím, vòi nhụy 5-6 cm dài, mịn.
Bế quả nhỏ, láng, hình bầu dục dài 2 mm.
Bộ phận sử dụng :
Lá xấy khô, ngọn hoa, thân.
Thành phận hóa học và dược chất :
- Tinh dầu thiết yếu,
- flavonoïdes
- saponines
- tanins
- một hàm lượng lớn potassium, 
- giàu chất polyphénols.  
Ngoài ra cây còn chứa những chất :
- Hedargenin,
- ß-sitosterol,
- ursolique acid,
- glycolique acid,
- acétovanillochromène,
- acide caféique,
- acide chicorique, 
- acide dicaféyltartrique,
- acide romarinique, 
- acides hydroxycinnamiques, 
- alpha-amyrine,
- alpha-guaiène,
- alpha-humulène, 
- apigénol, 
- béta-caryophyllène, 
- béta-élémène,
- béta-sélinène, 
- bétaïne, 
- choline,
- cirsimarine, 
- delta-cadinène,
- dérivés benzopyraniques, 
- diterpènes
- methylripariochromene A.
Những lá chứa  methylripariochromene A (MRC) có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu và bài tiết sodium Na, potassium K và clorure Cl, những chất này làm huyết áp động mạch hạ thấp hơn, làm giản nở mạch máu. Kết quả cho ta thấy MRC giảm dung lượng tim và tác dụng hiệu quả lợi tiểu.
Đặc tính trị liệu :
Cây râu mèo cũng được biết đến nhiều được gọi là « trà java », sử dụng rộng rãi như một vị thuốc thảo mộc dân gian trong nhiều thế kỷ. Cây được dùng để điều trị các bệnh sau :
- viêm thận (inflammation rénale),
- sạn thận (calculs rénaux)
- tiểu khó (dysurie).
- những vấn đề của ganbàng quang kể cả những vấn đề sạn bàng quang
- nhiễm trùng đường tiểu (infection des voies urinaires),
- tiểu đường (diabète),
- phong thấp (rhumatismes)
- và chứng thống phong (goutte).
- giảm lượng cholestérole
- hạ huyết áp động mạch,
- chống dị ứng (antiallergique),
- chống huyết áp cao (anti-hypertenseurs),
- chống viêm sưng (anti-inflammatoire)
- và lợi tiểu nhẹ (diurétique)
- hay kích thích sản xuất nước tiểu.
- là một chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Cây râu mèo orthosiphon, là một dược thảo thông dụng về niệu bệnh học tức môn học về đường tiểu. Cây này được dùng trong những bệnh về thận và như lợi tiểu tiện hay lợi niệu. Dược thảo này loại bỏ chất urê, chất chorue và chất acide urique.
- Acide usolique trong cây sẽ hạ nồng độ đường máu, trong khi những đặc tính chống oxy hóa, chỉ khuẩn (bactériostatique) và chống viêm sưng antìnflammatoire là do acide rosmarinique.
- Một hiệu quả giản mạch được giải thích việc sử dụng của dân gian cây râu mèo orthosiphon như là yếu tố chống huyết áp cao.
- Cây râu mèo là dược thảo có tác dụng lợi mật (cholagoue) ( dể dàng thải mật vào hệ thống tiêu hóa ), thúc đẩy loại bỏ acide urique, sạn thận và giúp ngăn ngừa tránh tái phát chứng đau bụng thuộc về thận (colique néphrétique)
Trà râu mèo, thành phần căn bản râu mèo orthosiphon aristatus ( còn gọi là trà java ) được dùng để chữa :
- bệnh viêm mô tổ ong hay mô dưới da
- và giúp cải thiện cho sự lưu thông máu.
Loài này cũng có hiệu quả như kháng nấmkháng khuẩn.
Người ta có thể dùng thêm vào chế độ ăn uống trong khuôn khổ của việc giảm cân, giảm khả năng giử nước trong cơ thể .
Những lá và những hoa đều dùng được. Cây râu mèo orthosiphon là một phương thuốc cho sự suy mòn (cachexie) và rối loạn hệ thận, và còn được dùng trong chứng :
Cây râu mèo là :
- một đơn thuốc chữa trị chứng cứng động mạch ( rối loạn mao tế quản và tuần hoàn máu ) ( đang nghiên cứu và thảo luận ),
   - Cây có ích lợi cho việc tẩy rửa sạn bàng quang và đường tiểu tiện,
   - Cây có tác dụng làm giảm sự co thắc những cơ trơn trong thành vách niêm mạc của cơ quan nội tạng,
   - Cây có giá trị trong những vấn đề của hệ thống ống dẩn mật.
Những nhà nghiên cứu đã tìm ra cây có đặc tính xác trùng nhẹ.
   - Đau lưng ( xác xuất có thể nguyên nhân do vấn đề ở thận ),
- sự bội tăng của thận,
- những chứng say sóng nôn mữa ( nguyên nhân bệnh do biển hay không khí ),
- Cây râu mèo orthosiphon có thể làm giảm nồng độ đường trong máu ở những bệnh nhân phụ thuộc vào insulin.
Chủ trị :
- bệnh gan (affections hépatiques)
- bệnh thận (affections reins)  
- bệnh bàng quang (affections vessie), 
- chứng lở chóc (thấp chẩn hay sang thấp) (eczéma), 
- suy thận (insuffisance rénale)
- kết thạch đường tiểu (lithiase urinair), 
- bệnh béo phì (obésité), 
- rối loạn thận, 
- rối loạn gan,
- chứng urê huyết cao (urémie), 
- chứng acide urique trong máu (uricémie)
Ứng dụng :   
Đơn thuốc râu mèo của Thái Lan :
Một số ít hoa tươi và lá được ngâm trong nước đun sôi, dùng như trà. Hoa và lá cũng có thể xấy khô và nghiền nát thành bột dùng như trên với nhiều nước.
Phân lượng bình thường, không được vượt quá 2 gr / ngày.
Độc tính thử nghiệm :
Dùng orthosiphon với liều lượng lớn 5 gr cho mỗi kg trọng lượng cơ thể quan sát cho thấy :
- dược tính không ảnh hưởng vào trọng lượng cơ thể của nhóm theo dỏi,
- SGOT không thay đổi,
   - SGPT và xét nghiệm máu BUN (blood urea nitrogen) trong các mô bệnh học, các bộ phận trong cơ thể, cơ quan thận, gan, tim, phổi, và lá lách.
Không có sự thay đổi đã được phát hiện.
Như thế người ta có thể kết luận không nguy hiểm trong trường hợp dùng quá liều.
Phương pháp nấu tiêu biểu :


 
Nguyễn thanh Vân