Tâm sự

Tâm sự

samedi 1 octobre 2011

Dây bầu - Gourde

Gourde - Dây bầu
Lagenaria siceraria (Molina) Standl
Cucurbitaceae
Đại cương :
Bầu Lagenaria siceraria là một trong những cây trồng sống chung quanh con người, cổ xưa nhất và lan rộng trong khắp vùng nhiệt đới. Dường như nguồn gốc từ Phi Châu, nhưng điều này chưa được kiễm chứng và xác định rỏ.
Những loài của Nam Mỹ, ngày nay trở thành liên nhiệt đới, được phổ biến khắp nơi trên thế giới. Người ta thường làm giàn cho bầu leo, bầu mọc rất khỏe, sinh nhiều rể phụ ở các đốt của thân.
Bầu Lagenaria siceraria ưa những thế đất cao ráo. Nếu trồng đúng thời vụ ( khoảng tháng 10 ở VN, bắt đầu vào mùa xuân ở những nước ôn đới như Pháp chẳng hạn ) và chăm sóc tốt, bón phân tưới nước nhiều ( vì bầu là phì quả cần nước để phát triển nếu không bầu sẽ đen ruột, hư, đèo ) bầu sẽ cho nhiều trái, năng xuất cao.
Nếu ăn lúc bầu non, hạt nhỏ vỏ mềm. Lúc già nạt có vị chua và có xơ.
Tên thông thường : calebasse, gourde, gourde pèlerine, cougourde, cougourdon.
Tên khoa học : Lagenaria siceraria ( Molina )Standl.
Đồng nghĩa :
- Cucurbita lagenaria L., tên này vẫn còn dùng trong những vườn tược.
- Cucurbita leucantha Duchesne
- Cucurbita longa hort.
- Cucurbita siceraria Molina (basionyme)
- Lagenaria lagenaria (L.) Cockerell
- Lagenaria leucantha Rusby
- Lagenaria vulgaris Ser.
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc :
Bầu Lagenaria siceraria  là giống thường trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Việt nam, Trung Quốc, Châu Á, Châu Mỹ. Bây giờ có một số người tin rằng bầu có nguồn gốc ở Nam Phi
Gần đây, mẩu hoang dả gần với giống bầu Lagenaria siceraria được phát hiện ở Zimbabwe.
Rất có thể là do quả bầu bị vở ra và bị trôi dạt do dòng nước đại dương đưa đến thế giới mới hay do tổ tiên loài người di cư ở thời tiền sử.
Người ta biết trồng bầu ở Phi Châu, Á Châu và ở thời kỳ tiền Colombienne.
Bằng chứng đầu tiên bầu được sử dụng ở Pérou cách nay 13000 – 8000 trước J.C
Bầu đến Á Châu rất sớm trên khắp khu vực vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Mô tả thực vật :
Cỏ thân thảo, đồng chu ( hoa đực và hoa cái có cùng trên một cây ), nhất niên, leo hay trường nhờ có tua cuống nứt đôi chia nhiều nhánh, mọc đối với lá, có xúc hướng động thuận nên quấn cuống vào vật khi tua tiếp xúc.
Thân có 5 cạnh, có lông trắng, 
có phiến tròn hình trứng hay hình thận 3-33x5-33 cm, mọc xen, có lông minh như nhung, lá nguyên hay có thùy 5-9 thùy, bìa có răng,  không lá bẹ, cuống lá khoảng 2,5  - 12,5 cm, một cập tuyến nhỏ ở đỉnh.   
Hoa : đơn phái, đơn độc mọc ở nách lá, hoa trắng có cọng rất dài khoảng 20 cm, có lông, hoa hình ống, hoa nở ra vào buổi sáng và đóng lại nhanh. Vành hoa dính lại ở phía dưới với 5 cánh hoa tạo thành hình ống. Đài hoa với 5 đài dính nhau màu xanh lá cây nhạt, phủ lông trắng.
- Hoa đực, cuống hoa dài 7-11 cm, 3 tiểu nhụy rời đưa vào trong một ống chứa.
- Hoa cái, cuống hoa ngắn hơn 2-10 cm dài, với bầu noản hạ, có lông, nướm 3 thùy, dày, mỗi thùy chia ra 2 thùy.   
Quả : Phì quà khác nhau về kích thước và hình dáng, thường hình dạng bầu như cái chai, dài, có thể đạt đến 1 m dài, từ màu vàng trắng đến màu xanh đậm có đóm hay không. Khi khô có màu vàng nâu.
Hạt : giống hình chữ nhật, 2 cm dài, 2 mặt bên phẳng, đôi khi thô, màu trắng nhạt đến nâu.
Bộ phận sử dụng :
Trái, hạt, đọt non
Thành phận hóa học và dược chất :
Thành phần hóa học tổng quát : Quả tươi chứa
- 95% nước;
- 0,5% protide;
- 2,9% glucide;
- 1% xenlulo;
- 2,1% calcium;
- 2,5% phosphore;
- 0,2mg% sắt Fe
- và các vitamine;
- caroten 0,02mg%;
- vitamine B1 0,02mg%;
- vitamine B2 0,03mg%;
- vitamine PP 0,40mg%
-và vitamine C 12mg%.
Trong quả còn có saponin.
Quả bầu Lagenaria siceraria  là nguồn cung cấp rất tốt vitamin Bvitamin C.
Nhân hạt già chứa tới 45% dầu béo.
Trong những nghiên cứu người ta phân lập một chất mới là withanolide.
Thành phần dinh dưởng của trái bầu chưa chín bởi 100gr của phần ăn được tươi như sau :
- nước 93,9 g ,
- năng lượng 88 kJ (21 kcal),
- protéines 0,5 g,
- lipides 0,1g,
- glucides 5,2 g,
- chất sợi 0,6 g,
- Ca 44 mg,
- P 34 mg,
- Fe 2,4 mg,
- β-carotène 25 μg,
- thiamine 0,03 mg,
- niacine 1,2 mg,
- acide ascorbique 10 mg.
Thành phần lá bầu bởi 100 gr phần ăn được tươi như sau :
- nước 83,7 g,
- năng lượng 180 kJ (43 kcal),
- protéines 4,4 g,
- lipides 0,3 g,
- glucides 8,3 g,
- chất sợi 1,8 g,
- Ca 560 mg,
- P 88 mg,
- Fe 7,4 mg.
Thành phần hạt bầu chứa bởi 100 gr ở phần ăn được :
- nước 3,2 g,
- năng lượng 2410 kJ (574 kcal),
- protéines 28,2 g,
- lipides 49,8 g,
- glucides 14,6 g,
- chất sợi 2,0 g,
- Ca 75 mg,
- P 1100 mg,
- Fe 5,3 mg,
- thiamine 0,40 mg,
- riboflavine 0,26 mg,
- niacine 4,6 mg (Leung, W.-T.W., Busson, F. & Jardin, C., 1968).
Dầu bầu Lagenaria siceraria giàu acide linoléique ( khoảng 60% ), nhưng chỉ chứa 0,1 % acide linolénique.
Trong các loại cây đắng , thành phần chánh của chất đắng là cucurbitacine B, là một độc tố. Phân hóa tố élatérase, một hoạt chất βglucosidase, đã được ly trích trong nước ép trái cây đắng. Đây là một phân hóa tố sử dụng để  thủy giải những chất đắng của họ cucuebitaceae, có khả năng phân chia những triglucosides và tétraglucosides. 
Đặc tính trị liệu :
Trong những thí nghiệm trên động vật, thỏ lapins, thỏ hấp thu các bột trái đắng, thỏ bị kích động, khó thở tiếp theo sau bị chết vì ngạt thở và động vật bị bại liệt.
Trái bầu Lagenaria siceraria được xem là :
- Thuốc kháng sinh antibiotic,
- Thuốc giải độc antidote,
- Thuốc kích thích tình dục aphrodisiac,
- Thuốc bổ tim cardiotonic,
- Thuốc bảo vệ tim mạch cardioprotective,
- Thuốc lợi tiểu diuretic,
- Thuốc hạ sốt febrifuge,
- Thuốc tan kết thạch lithotriptic,
- Thuốc dán đắp lên chổ sưng poultice,
- Thuốc tẩy sổ purgative,
- Thuốc sổ giun lãi vermifuge.
Theo y học Đông y Việt Nam Bầu có đặc tính sau :
Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát, có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho...
- Thịt quả bầu : vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, dùng chữa đái dắt, chứng phù nề ( nhưng trong chứng sưng ống chân và chứng đầy hơi, nếu ăn thì lâu khỏi ). Còn dùng chữa bệnh tiêu khát ( đái đường ), đái tháo và máu nóng sinh mụn lở. Ở Ấn Độ, người ta dùng đắp vào bàn chân đang sưng tấy.
Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng.
Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn.
Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.
Rễ bầu được dùng ở Ấn Độ làm thuốc trị phù. Nước sắc có thêm đường dùng uống chữa chứng vàng da.
Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu.
Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi, răng lung lay, tụt lợi, chân răng lộ ra, dùng với Ngưu tất, mỗi vị 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng, ngày 3-4 lần.
Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt bầu trong bệnh phù và dùng làm thuốc trị giun, dầu hạt dùng trị đau đầu.
Hiệu quả xấu và rủi ro :
Độc tố :
Cũng giống như các thực vật chúng trong họ Cucurbitaceae, bầu chứa chất cucurbitacines, được biết đây là độc tố cytotoxique, độc tố gây độc tế bào. Các hợp chất độc tố tétracycliques triterpenoïde cucurbitacines hiện diện trong trái và légumes trong họ concombe, là chất gây ra vị đắng và có thể trách nhiệm của những vết loét trong dạ dày.
Trong những trường tột cùng, những người đã chết vì uống nước ép tươi của bầu.
Ghi chú: Bầu tính lạnh, ăn nhiều thì sinh nôn tháo. Người hư hàn, lạnh dạ nên kiêng.
Ứng dụng :
Sử dụng theo y học truyền thống dan gian :
- Những đọt non và lá  được sử dụng xổ tẩy rữa dạ dày.
- Bột nhảo pâte được dùng hổ trợ thêm tẩy xổ., cũng được sử dụng cho ho, suyễn, và thuốc giải độc.
- Thuốc cao bột nhảo pâte bầu đắp đắp trên đầu trị chứng mê sảng ( délire ), dưới lòng bàn chân trị phỏng.
- Dầu hạt bầu dùng bên ngoài trị bệnh đau đầu.
- Hạt bầu đồng thời cũng trị cho xổ lãi.
- Dung dịch nưóc ép trái bầu dùng đề acide dạ dày, khó tiêu và loét.
- Thuốc cao của hạt dùng cho chứng mụn nhọt hay đồng đanh.
Ở Trung Quốc, dùng cho bệnh tiểu đường.
Dinh dưởng :
Là loại rau cải bình dân.
Nghiên cứu :
- Lợi tiểu :
Những nghiên cứu dung dịch ly trích nước ép từ bầu trong méthanol cho thấy tiềm năng lợi tiểu đáng kể, so với furosémide.
- Điều hòa sự miễn dịch : Nghiên cứu dung dịch ly trích trong méthanol từ hoa quả của bầu cho thấy sự quá mẫn chậm ở chuột với sự gia tăng tế bào bạch huyết cầu và tế bào lympho. Kết quả cho thấy một sự điều hòa miễn dịch trong tương lai .
- Chống chứng mỡ cao ( Antihyperlipidemique ) : Nghiên cứu chiết xuất từ trái cây cho thấy giãm lượng cholestérol toàn phần, LDL và chất đường mỡ trung tính triglycéride. Đưa ra một giải pháp cho chứng mỡ cao trong máu. Nghiên cứu dung dịch ly trích từ méthanol của bầu chứng minh một tiềm năng chống chứng mỡ cao với độ cao đáng kể cholestérol HDL. Những kết quả cung cấp một cơ sở khoa học có giá trị cho sự tiêu dùng để chữa trị những bệnh tim mạch vành ở Ấn Độ.
- Chất hoá học thực vật / chống mỡ cao trong máu : Nghiên cứu cho thấy sự hiện diện các chất như flavonoïdes, stérols, saponines cucurbitacine, polyphénols, protéines và glucides. Những kết quả đánh dấu sự hoạt động mỡ thấp trong máu ( hypolipidémique ) và mỡ cao trong máu ( hyperlipidémique ) của những dung dịch ly trích này .
Chống giun sán : Những nghiên cứu dùng loài Pheretima posthuma là những trùng để thí nghiệm với dung dịch ly trích từ méthanol và benzène chứng minh sự tê liệt và tử vong của những trùng này. Những kết quả chứng minh dùng theo truyền thống những hạt của cây bầu như là thuốc chống lại giun sán.
- Chống sự oxy hóa : Kết quả cho thấy chiết xuất trái cây bầu tươi cho thấy cao hơn hoạt động DPPH ( 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl ), bẫy những gốc tự do hơn những mẫu loài khác. Những trái tươi và trái khô có thể  cho hiệu quả chống oxy hóa gấn như nhau.
- Chất chống oxy hóa / hoạt động sinh học : Trích xuất đã được tìm thấy hiệu quả như là chất bảo vệ gan ( hépatoprotective ), chất chống oxy hóa, chất chống đường máu cao ( , chất chống mỡ cao ( antihyperlipidemique ), chất điều hòa sự miễn dịch, thuốc bổ tim.Những hoạt động sinh học khác nhau có thể là do khả năng nhặt bẫy các gốc tự do của cây bầu.
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ bầu.
(Tài liệu y học dân gian Việt Nam ghi lại tùy nghi tham khảo )
* Dùng trong đái đường, đái rắt, đái tháo hay máu nóng sinh lở: Thịt bầu 50 – 100g nấu thành canh ăn hằng ngày.
* Trị chứng bệnh vàng da: Rễ bầu sắc lấy nước thêm chút đường uống (theo kinh nghiệm ở Ấn Độ).
* Phổi nóng, sinh ra ho: Bầu quả 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày.
* Trị răng lung lay viêm tụt lợi: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 – 4 lần.
* Bụng chướng tích nước, tiểu tiện ít: Lấy quả bầu tươi 50 – 100g, đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy vỏ bầu 30g, vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí ngô 30g, hợp lại sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
* Báng nước do côn trùng đốt hút máu thời kỳ cuối: Vỏ bầu 15g, đun lấy nước súc miệng ngày 3 – 4 lần.
* Viêm gan, vàng da, sỏi đường niệu, huyết áp cao: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
* Chữa đái dắt: 50g quả bầu, 30g rau má, 20g cỏ rễ tranh, 10g râu ngô. Tất cả cho vào ấm sắc uống hàng ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần. (Nếu không có râu ngô có thể thay bằng rau diếp cá hoặc bông mã đề).
* Thuốc chữa táo bón: 50g bầu, 50g khoai lang, 30g đường đỏ. Thuốc sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần, uống liên tục trong 5 ngày. Bệnh sẽ đỡ nhiều.
* Trị bí tiểu tiện: 200g bầu, 5 củ hành củ (dùng cả lá lẫn rễ). Hai vị trên sắc cùng nhau, uống trong ngày. Uống làm 3 lần mỗi lần khoảng 60ml.
Tham khảo tài liệu Đông y Việt nam
KỸ THUẬT TRỒNG BẦU
Trong nhân dân thường trồng 2 loại hình bầu: Bầu nậm và bầu sao
Thời vụ gieo trồng bầu là tháng 10 đến tháng 12. Bầu cho thu hoạch vào tháng 4 và 5 điều kiện khí hậu thời vụ ở Việt Nam, ở Âu Châu bắt đầu vào xuân khi vừa chấm dứt mùa động lạnh, bầu là thực vật vùnh nhiệt đới.
Trước khi gieo hạt cần bón phân lót vào hố. Mỗi hố bón 10 – 15 kg phân chuồng hoại mục trộn với 100g supe lân,( ở Âu Châu bán phân potage ). Sau khi cho phân vào hố, lấp đất lên trên rồi gieo trên lớp đất mỗi hố 4 - 5 hạt bầu. Khi cây mọc lên tỉa bớt những cây nhỏ yếu, chỉ để lại mỗi hốc 2 cây.
Cũng có thể gieo hạt bầu ở vườn ươm để tiện chăm sóc và chống rét cho cây con. Khi cây có 4 - 6 lá thật thì đánh bầu đem ra trồng vào hố đã chuẩn bị sẵn như trên.
Sau khi cây mọc cần chú ý tưới đủ nước, giữ cho đất luôn ẩm cho cây con mọc tốt. Khi cây có 1 - 2 lá thật cần tỉa bớt những cây nhỏ yếu hoặc bị bệnh. Đặc biệt lúc bầu ra hoa, ra quả rộ cần đảm bảo đủ cho cây. Lúc này cần giữ cho đất có 70 - 80% độ ẩm. Độ ẩm đồng ruộng.
Bộ rễ bầu tuy phát triển nhiều, nhưng lại ăn nông không sâu, cho nên phải xới xáo nhiều lần để đất tơi xốp, thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ hoạt động, tăng cường thêm khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Sau khi cây bầu có 4 - 6 lá thật, cần tiến hành vun nhẹ đất vào gốc kết hợp với đất và tưới 1 lượt nước phân pha loãng để cây bốc nhanh.
Khi bầu ra hoa, tiến hành vun gốc caođắp đất cho bầu. Nếu gặp khô hạn hoặc gió tây có thể dùng rơm rạ, cỏ khô phủ gốc rồi tưới một lượt nước thật đẫm nước để giữ cho gốc bầu được ẩm lâu.
Cần làm giàn cho bầu leo. Giàn bầu có thể làm trên mặt ao hoặc trước sân nhà. Giàn cao khoảng 2m, làm thành một mặt bằng trên các cọc chống. Mặt bằng rộng hay hẹp tùy số cây được trồng ở các hố. Để bầu có thể mọc khỏe, lâu tàn và cho nhiều quả, trước khi bắt dây bầu cho leo lên giàn, nên bới đất ở gốc đặt dây bầu cho nằm lên mặt đất thành 1 vòng tròn như miệng thúng rồi lấp đất lên. Chú ý không lấp mất ngọn bầu. Trên mặt giàn cần bắt dây ngọn bầu để dây phân bố đều ra các hướng.
Bón thúc cho bầu vào các thời kỳ sau:
Khi cây có 4 - 6 lá thật. Khi cây có hoa, để cho cây bầu bò lên giàn nhanh. Khi ra quả rộ, để phát triển nhanh, chống rụng quả nông dân thường hòa nước phân tưới vào gốc cho bầu. Sau khi hoa tàn khoảng 15 - 20 ngày là có thể hái quả được. Lúc này vỏ quả bầu còn non, nhưng trông quả đã căng da bóng. Nếu muốn cất để dành thì phải để quả già hơn, khi vỏ quả đã hơi cứng, trong vỏ quả đã tích lũy chất sừng. Lúc đó hái quả xuống thái thành lát, phơi khô, cất vào chum, vại để ở chỗ khô ráo, dành để ăn dần.
Nếu muốn để làm giống thì chọn các quả ở gốc cây thuộc lứa thứ nhất hoặc lứa thứ hai. Lựa quả to, đẹp, đều, làm quang treo giữ quả trên giàn cho đến khi dây bầu héo, vỏ quả chuyển sang màu vàng. Dùng dao cắt cả cuống mang về phơi tiếp cho thật khô. Sau đó treo vào bếp hoặc chỗ khô ráo, đến mùa lấy hạt đem gieo.
Tài liệu trồng bầu Việt Nam

Nguyễn thanh Vân

Aucun commentaire: