Tâm sự

Tâm sự

vendredi 7 octobre 2011

Cây dứa - Trái thơm - Trái khóm - Ananas

   Ananas-Cây dứa
Trái khóm-Trái thơm
Ananas comosus (L) Merr .
Bromeliaceae
Đại cương :
Nguồn gốc và phân phối ;
Ananas ( Ananas comosus ) là một cây chịu khô hạn ( xérophyte ), nguồn gốc ở Nam Mỹ ( Bắc Brésil và Paraguay ), Trung Mỹ và Caraïbes. Cây dứa được biết chủ yếu ở cây có trái ăn được, đây thực sự là một cụm quả kết lại.. Chữ ananas do chữ tupi-guarani naná naná, có nghĩa lá « mùi thơm mùi thơm ».
Trái thơm, thuộc họ Bromélinaceae, một cây vùng nóng nhiệt đới, đôi khi còn có tên Ananas sativus, Bromelia ananas, người Việt Nam tùy theo miền tên gọi là khóm hay dứa..
Người ta đã có thể thuần giống thành giống thân cận loài người từ ngàn năm nay của người Ấn Độ
Nhà hàng hải Christophe Colomb, đã tìm được trái ananas vào năm 1493. khi Ông đến Mỹ,
Người Tây ban Nha và Bồ đào Nha, đem cây dứa vào Tây ban Nha, Phi luật Tân, Trung Hoa, Phi Châu.và Ấn Độ. Ngay cuối thế kỷ thứ XVI, người ta trồng hầu hết các vùng nhiệt đới của thế giới.
Đồng thời ananas cũng được trồng để làm giàu chất bromeline. Ngoài việc chữa trị, bromeline cũng được sử dụng trong kỹ nghệ khác như làm mềm thịt thuộc da, ổn định dầu sơn latex. Ngoài ra, từ lá người ta cũng thu được sản phẫm sợi để sản suất dây thừng, lưới, giỏ, giấy, kỹ nghệ dệt may …v…v…
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Trái thơm là loại cây nhiều trái họp thành một.
Đứng về phương diện thực vật mà nói, ananas không phải là một trái mà là nhiều quả nạt thành hình sau khi sát nhập những hoa trên một gié. Mỗi trái là một « mắt » hay vỏ phòng lên thành quả nạt, đó là một trái.
Cây thơm, thân thảo có thể đạt đến 1,5 m, bao chung quanh một chùm lá dài hình mũi giáo dài khoảng 50 cm đến 180 cm, thông thường có răng, đôi khi trơn láng,
dài, mịn, có gai cho ra một « bông hồng » ở giữa, phát triển những lá bắc màu đỏ.
Hoa màu xanh. Nằm giữa những hoa, tạo thành những phòng to nơi sinh ra trái, những trái này sẽ trưởng thành sau 8 tháng, mang trên đầu một cụm lá ngắn có răng. Cụm lá ngắn này có thể tái tạo một cây khác .
Trái được thành hình vào đầu mùa xuân. Được mang bởi một cuống dài cứng, cao khoảng 30 cm dài, đường kính khoảng 10 – 15 cm tùy theo giống và đất đai trồng .
Nạt bên trong màu vàng xốp thay đổi từ trắng đến vàng, bao chung quanh một lỏi cứng.
Bộ phận sử dụng :
Trái, lá
Thành phận hóa học và dược chất :
- Chất chống viêm sưng bì mô dưới da, tạo trạng thái sưng phòng.
- Trong dứa có chứa lượng lớn « gốc diếu tố » phân giải chất đạm protéine, brolélaïne hiện diện với những đặc tính rất là thú vị.
- Diếu tố này phân hóa những protéin lớn, qua đó thúc đẩy và tạo thuận lợi cho sự tiêu hóa được dể dàng .
Thành phần chánh trong ananas :
- Một phân hóa tố, broméline, gia đình của phân hóa tố protéases
- những vitamines A và C,
- Nước,
- Những acides khác,
- Những muối khoáng
Thành phần phénoliques
Những  polyphénols và những  flavonoïdes,
Thơm chứa nhiều acide citrique, những vitamines AB1đường glucide.
Lá của ananas cung cấp chất sợi dài và mềm mượt, người Đài Loan và Phi luật Tân chế biến thành một loại lưới rất tốt.
Giá trị năng lượng của thơm là 48 calories trên 100 gr hay là
- 0,55 g đạm protéines,
- 0,13 g chất béo lipides
- và 11,82 đường glucides
Đặc tính trị liệu :
Cây thơm cho :
- Một phân hóa tố là broméline, từ nhóm những protéases : Diếu tố này giúp dể dàng tiêu hóa.
- Broméline cũng có hiệu quả chống bị viêm gân.
- Broméline có thể làm mềm thịt.
Nếu broméline thực sự hoạt động như một phân hóa tố, đó là một protéase, là một phân hóa tố tác động trên những protéine. Những hoạt động này hoàn toàn không tác dụng trên những chất béo.
Đối với hoạt động của broméline trên protéine, nó hoàn toàn không đáng kể so với những phân hóa tố sản xuất của cơ thể.
Broméline được cấu thành một nhóm phân hóa tố trong trái thơm. Là một thành phần của gia đình những phân hóa tố phân hóa chất đạm, bao gồm trypsinepapaïne
Mặc dầu thành phần hóa học chất phân hóa tố broméline đã được biêt từ năm 1876, những đặc tính chữa bệnh của nó đã gây sự quan tâm của các nhà khoa học từ năm 1957. Năm này Ralph Heinicke đã khám phá trong thân cây ananas chứa nhiều chất phân hóa tố này.
Mãi đến năm 1960, những người Âu Châu đã quan tâm đến broméline. Ngày nay, nó được dùng để tăng tốc phục hồi lành bệnh sau khi trải qua cưộc phẩu thuật hay những chấn thương thể thao hay dễ điều trị viêm xoang hay viên tĩnh mạch.

Đặc tính trị chánh của hoạt chất :

Trái với với các phân hóa tố khác bị suy thoái mất đi trong hệ tiêu hóa, broméline một phần được hấp thu bời cơ quan và chuyển vào trong máu.
Nó tạo một hệ thống hoạt động : ức chế sự sản xuất những prostaglandines nguyên nhân của sự viêm sưng, gây loãng máu và có một hiệu ứng lợi cho hệ thống miễn nhiễm système immunitaire ).
Phân hóa tố broméline
Cây khóm cũng như trái thơm của nó có chứa một chất bromoline, là một phân hóa tố có nhiều tác dụng :
- chống viêm sưng,
- chống ung bướu,
- chống bêệnh phù thủng edémateuse,
- hơn nữa giúp hổ trợ cho sự tiêu hóa,
- và cải thiện hệ thống tuần hoàn và tim mạch.
Những hiệu quả trên đã được quan sát trên người, trên động vật và trong phòng thí nghệm, sau khi chích dung dịch trích broméline ( từ ananas hay tổng hợp nhân tạo ).
Chất bromeline chỉ hin diện trong ananas tươi, trong những hộp ananas dự trữ và nấu chín không có bromeline, nên  không có hiệu quả tác dụng của phân hóa tố broméline. Nói cách khác broméline d bị hủy bởi nhiệt độ.
Tác dụng trị liệu :
● Thấp khớp Arthrose : Nhờ những đặc tính chống viêm sưng và giảm đau, broméline có thể làm giảm các triệu chứng của chứng viêm khớp.
● Viêm soang mũi sinusite : Broméline có thể dùng như trợ tá chữa bệnh để giảm một vài triệu chứng như viêm sưng viêm soang và đau đầu.
● Rối loạn hệ tiêu hóa : Biết rằng broméline được cấu thành từ nhóm phân hóa tố có đặc tính tiêu hóa phân hủy chất đạm protéine và làm đông sữa, nó có thể hỗ trợ dể dàng tiêu hóa .
- Chống viêm sưng anti-inflammatoire
- Sẹo hóa làm lành vết thương,
- Kiện vị bổ bao tử,
- Lợi tiểu,
- Chống viêm tế bào dưới da Anti-cellulite,
- Thủy giải chất đạm,
- Chống chứng viêm,
- Ức chế sự kết tập tiểu cầu,
- Tiêu hóa kém ,
- Phù thủng Oèdemes
- Viêm khớp Arthrite
- Thiếu máu Anémie
- vượt quá trọng lượng,
- suy yếu tụy tạng,
Những hiệu quả lợi ích của phân hóa tố broméline được quan sát ở liều  160 mg / ngày, nhưng được ghi nhận nhiều hơn ở liều thường ngày 500 mg hoặc nhiều hơn. Tùy theo kết quả thực nghiệm, liều tương ứng với 1 hay 2 chén ( 250 ml đến 500 ml ) thơm tươi.
Những thành phần phénolique hiện diện trong thực vật, có những đặc tính chống sự oxy hóa ( antioxydantes ). Nó có thể giúp ngăn ngừa sự bộc phát nhiều bệnh như :
- Ung thư,
- bệnh về tim mạch,
- và những bệnh mãn tính khác.
Bằng cách trung hòa những gốc tự do trong cơ thể.
Những thành phần phénolique đã được xác định trong ananas như acide gallique, nhưng trong ananas chất này không đặc biệt cho lắm như những trái cây khác ( như trái vải, trái xoài, trái hồng …v…).
Trái ananas cho một tiềm năng chống oxy hóa cao, nhưng rất thấp bằng 1/10  những trái khác ( như dâu fraise, , chanh, cam, táo pomme, và trái nho ) .
Mặt khác, lượng chứa vitamine C trong ananas gây ra nhiều hơn chút ít 30 % tiềm năng chống oxy hóa của nó .
Hiệu quả xấu và rủi ro : :
Phản ứng phụ : Các vấn đề dạ dày ruột, tiêu chảy, dị ứng.
Hiệu quả xấu :
- dị ứng với cây ananas,
- vấn đề gan hay thận nghiêm trọng,
- vấn đề xuất huyết.
Dùng ananas gây ra sự giải phóng chất histamine trong cơ quan. Đây cũng là trường hợp đối với các loại cây khác như dâu fraise, cà chua tomate.
Ở một vài người, có thể gây ra những phản ứng nhẹ như nổi mề đay urticaire.
Điều quan trọng ghi nhận, phản ứng không phải là những dị ứng, nhưng nó không chấp nhận thức ăn. Ngưng sử dụng thức ăn thì phản ứng sẽ hết. Thật sự thì dị ứng đối với ananas rất hiếm. Đôi khi những phản ứng này cũng có thể do cao su latex hoặc phấn hoa.  
Ứng dụng :
Nhờ đặc tính hoạt động chống viêm, broméline thường được sử dụng để :
- giảm chứng sung phù,
- kết hợp những khối chất béo,
- vết thương,
- gãy xương, trật khớp, bông gân …v…v…
Broméline làm giãm sự gia tăng insuline trong máu, gây ra bởi sự hấp thu những sản phẫm đường ( bánh ngọt v …v…) và tồn trữ dưới dạng những chất béo.
- Giãi độc,
- Lợi tiểu.
Tác dụng điều trị đau cổ họng : Ngâm trái thơm vào trong nước sôi, uống ngay khi nhiệt độ cón nóng.
Ananas làm ốm ?
● Thơm không có tác dụng làm ốm.
Broméline chứa trong ananas nhiều là một phân hóa tố thủy giải chất đạm protéines, nó cũng có đặc tính làm đông sữa. Broméline tham gia vào sự tiêu hóa như tất cả những phân hóa tố khác trong cơ thể.
Nhưng tác động này, đáng tiếc không tác dụng trên những chất béo. Trọng lượng mất đi là do sự tiêu dùng cao hơn năng lượng do sự uống vào.
Vì vậy, « không phải tiêu dùng ananas hay broméline làm giảm cân », nhưng đúng ra là do sự hạn chế năng lượng đi kèm theo những chế độ ăn uống.
Việc tiêu dùng thêm broméline có thể làm dể dàng tiêu hóa ở một vài người, nhưng hiệu quả  vẫn còn không chắc chắn thiếu nghiên cứu.  
Tiêu trừ Sạn Thận
Bài này chúng tôi nhận được bởi Bà Dược sĩ Phụng luân chuyển bằng e-mail.
Bà Phụng nguyên là Dược Sĩ Chủ Nhiệm (Manager) cho công ty Dược Phẩm Hochst
Germany, nên tin tức về Y Khoa của chị rất đáng tin tưởng.
Trong bài có những nguyên liệu như :
- Trái thơm, 1 trái,
- 1 muỗng cà phê phèn chua.
Phèn chua, chúng tôi trình bày tìm hiểu về phèn chua độc hay không độc có thể uống vào cơ thể không ?
Phèn Alun hay Phèn chua
Đặc tính :
Phèn chua (alumen) vị chua, tính hàn.
Phèn Alun có tác dụng :
- giải độc,
- làm hết ngứa,
- cầm máu,
-  thanh nhiệt,
- thanh đàm.
- diệt khuẩn,
- co thắc tế bào,
- co thắc lổ chân lông,
- giãm đổ mồ hôi,
- một số bệnh về đường hô hấp .
- Phèn alun cũng có thể giải quyết vấn đề viêm loét miệng, sưng mũ nướu răng, lở loét nướu.
- Đá alun còn dùng như lotion để cạo râu sát trùng và những hậu quả khi cạo như ngứa, vết cắt nhỏ, vết loét, vết muổi đốt, mụn trứng cá   v…v…
Phèn alun tự nhiên không độc, không mùi, không màu, không dính hay mỡ vào quần áo.
Đá alun nghiền nát thành bột thật mịn muối khoáng trên da và có một công dụng sát khuẩn làm se da ( co rút cơ ). Các lượng bột bao phủ lớp biểu bì và hoạt động như một lớp màn có hiệu quả diệt khuẩn giết chết các vi khuẩn sống trên da không làm tắc nghẻn lổ chân lông. Các bột đá này ngăn ngừa mùi hôi cơ thể do mồ hôi vi khuẩn tạo ra.gây ra
Phèn alun tương đối phức tạp, thậm chí đứng về phương diện hóa học mà nói. Như thế sử dụng lưu trử không phải là không nguy hiễm.
Tuy nhiên hiện nay hàng ngàn ứng dụng phổ biến và thông dụng. Tính hữu dụng của nó không thể phủ nhận và không thể thay thế.
Người ta phân biệt 2 loại phèn, không thể phân biệt bằng mắt thường mà phải căn cứ vào nhản hiệu trên bao bì :
1) Phèn là loại đá gọi là alun ammonité ( có chứa sulfate ammonium), loại tổng hợp hoá chất nhân tạo, căn bản là muối ammonium.
2) và một loại khác alun potassique ( chứa sulfate de potassium ) rất thông dụng có công thức Kal(SO4)2-12(H2O).
Loại phèn thứ 2 là loại đá tự nhiên, được tìm thấy trong các quặng mỏ, tính chất không độc, không xuyên qua da nên không thể tiếp xúc với máu.
Hiệu quả của phèn potassium là giảm tự nhiên  khi tắm hay khi đổ mồ hôi.
Cuối cùng tóm lại phèn kali có thể gây ra « trong điều kiện nhất định » những :
- viêm dạ dày ruột,
- xuất huyết
- và nhất là mắt,
- cũng như kích ứng da.
Phèn kali đã được phổ biến hàng ngàn năm trước nên dầu gì chúng ta phải cẩn thận sử dụng với liều lượngđiều kiện thích hợp.

Sau đây là phương cách để làm tan sạn thận gởi đến các bạn thân hữu, nếu gặp trường hợp thích hợp để sủ dụng. Trước khi vào bệnh viện để đi đến giải pháp cuối cùng là giải phẩu.
Nên thực hiện trước 2 ngày nếu hết thì tốt, còn không hiệu quả thì cũng tốt không hại.

Lời người viết
        NTV
 « Thân gửi các bạn, »
Ba tài liệu về sạn thận, sạn mật và tẩy gan rất có giá trị. Ngoài ra có một phương pháp lấy sạn cổ điển ở VN thường dung cũng có hiệu qủa mà tôi vẫn thường áp dụng cho những bệnh nhân như sau :
Mua 1 quả dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một muổng nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ quả dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly.
Tối đi ngủ uống 1 ly, mục đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như trứng gà non. Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại, nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành bột bụi, rồi đi tiểu. Để ý nước tiểu đục như nước vo gạo hay như nước vôi, mùi nước tiểu rất khai.
Triệu chứng của sạn thận là có cơn đau thắt từ bụng lan ra sau lưng, có khi đau từ thắt lưng sang bụng, mệt mỏi, nói không ra hơi, đi lại mạnh thì đau, không ăn uống được, có lúc nghĩ là bệnh đau lưng, có lúc nghĩ là bệnh đau bụng, nhưng không đi cầu. Sau khi uống nước dứa phèn chua một ngày, những triệu chứng kể trên biến mất, không còn đau đớn, thở dễ, nói cười sang sảng như người hết bệnh.
Sở dĩ tôi chỉ dẫn những bệnh nhân bị bệnh sạn thận dùng bài thuốc này là do một người bạn ở VN bị sạn hai bên thận do kết qủa khám nghiệm thấy một bên thận có sạn to bằng nửa ngón tay cái, đã phải mổ gấp ở BV Bình Dân, anh xin cục sạn đó về làm kỷ niệm, còn sạn thận bên kia thì 1-2 tháng sau chờ anh hồi phục sức khỏe mới mổ tiếp.
Trong thời gian chờ đợi, thường xuyên anh bị đau phải nghỉ làm để dưỡng bệnh, nhưng triệu chứng trên lại tái phát. May mắn thay, anh gặp được một vị lương y lão thành chỉ cho bài thuốc dân gian này, anh không tin mấy, vì sợ phèn chua có độc, nhưng anh có ý định làm nước dứa phèn chua này, rồi lấy cục sạn đã mổ, ngâm vào đó xem kết quả ra sao. Ngày hôm sau, anh cầm cục sạn, nó có vỏ mềm như vỏ trứng non trong chứa chất lỏng chứ không cứng như cục sạn hôm qua.
Anh hỏi tôi : Dung dịch này uống vào có sao không ?
Tôi trả lời : Dân quê miền Bắc chúng tôi trước kia đều dùng những cục phèn chua để khuấy lọc nước sông dùng làm nước uống hàng ngày từ đời ông bà cha mẹ đến nay có thấy hại gì đâu.
Thế là anh áp dụng để chữa cục sạn thứ hai. Kết quả là anh thấy khỏe, hết những triệu chứng đau và mệt mỏi kể trên. Cho nên đến ngày hẹn mổ với bác sĩ, anh đem theo một chai nước dứa phèn chua, và kể chuyện cho bác sĩ nghe, bác sĩ cho kiểm tra thận, thấy cục sạn đã biến mất, bác sĩ xin chai nước dứa phèn chua để ngâm thử mấy cục sạn mà bác sĩ sẵn có để thử nghiệm.
Mấy hôm sau, bác sĩ cho hay, quả thật các cục sạn đã mềm ra, bóp dễ vỡ chảy ra nước, ông công nhận dung dịch này có kết quả làm tan vỡ sạn thận.
Sang đến Canada , bà nhạc của tôi cũng có những triệu chứng như trên, đi BV Jean Talon khám, bác sĩ thấy có sạn to, hẹn một tuần sau mổ. Nhưng về nhà, cụ đau không đi lại được, uống thuốc giảm đau không kết qủa. Tôi đề nghị với cụ uống nước dứa phèn chua để giảm đau, còn việc đến ngày hẹn đi mổ thì cứ đi. Cụ bằng lòng.
Trái dứa ở Canada to gấp 2 lần trái dứa VN, nên tôi làm 2 lần. Tôi cho cụ uống 1 ly vào buổi tối, sáng hôm sau uống 1 ly. Khi đi tiểu, thấy nước tiểu đục nhiều, sau đó cụ đi lại không đau, nói cười vui vẻ. Cụ nghi ngờ không biết sạn có hết không. Tôi nói còn nửa trái dứa nữa, cụ uống tiếp. Khi đi tiểu, nước tiểu bình thường không vẩn đục.
Đến ngày hẹn mổ, tôi sợ bác sĩ chỉ nhìn theo kết quả cũ thì chắc chắn cụ sẽ phải bị mổ oan uổng, nên đề nghị với bác sĩ cho khám lại trước khi mổ vì mình đã khỏe hết đau như trước. Bác sĩ khám lại rồi cho về, hẹn sẽ thông báo kết quả sau 1 tuần. Chúng tôi đợi 2 tuần không thấy bác sĩ cho biết kết quả, nên đã phone hỏi bác sĩ, ông cho biết không có sạn nên không phải mổ.



Nguyễn thanh Vân